Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Ai có quyền Đăng ký nhãn hiệu tập thể?
  • Thứ tư, 31/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1097 Lượt xem

Ai có quyền Đăng ký nhãn hiệu tập thể?

Pháp luật Việt Nam quy định Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể? Đăng ký Nhãn hiệu tập thể như thế nào? Sở hữu và sử dụng nhãn hiệu tập thể như thế nào? Khách hàng quan tâm các nội dung liên quan đến đăng ký nhãn hiệu vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để biết thêm các thông tin hữu ích.

Chủ thể nào có quyền đăng ký nhãn hiệu?

Trước khi trả lời cho câu hỏi Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể? thì cần nắm được các đối tượng có quyền đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền đăng ký nhãn hiệu được xác định như sau:

– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

– Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể?

Pháp luật Việt Nam quy định Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Đối tượng là dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ thì tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.

Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản của địa phương tại Việt Nam, thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (khoản 3 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ).

Về chính sách của Nhà nước: Tại Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định chính sách của Nhà nước đối với sở hữu trí tuệ là:

Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng, không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân về vật chất và tinh thần.

– Huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư nhằm nâng cao năng lực hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Hiện nay hệ thống các văn bản pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam tương đối đầy đủ. Trước hết, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất, năm 2009; được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai, năm 2019; sửa đổi bổ sung năm 2022).

Ngoài Luật Sở hữu trí tuệ là các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư của Bộ Khoa học và Công nghệ được ban hành, hướng dẫn thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ.

–  Xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý theo nguyên tắc xác lập quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác và được thể hiện theo nguyên tắc:

Thứ nhất: Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

– Nhiều chủ thể khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn khi sử dụng cho sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự nhau hoặc có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì Bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày nộp đơn sớm nhất.

– Trường hợp có nhiều đơn đăng ký và đều đáp ứng điều kiện để được cấp bằng bảo hộ, có cùng ngày ưu tiên, ngày nộp đơn sớm nhất thì bằng bảo chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người cùng nộp đơn nếu các chủ thể cùng nộp đơn không thỏa thuận.

– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 122/2010/NĐ-CP này 31 tháng 12 năm 2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ (được sửa đổi, bổ sung một số quy định theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/07/2011) hướng dẫn thi hành Nghị định số 103, có quy định về trình tự, thu tục xác lập quyền đối với nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý… được, thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp Bằng bảo hộ.

Thứ hai: Nguyên tắc ưu tiên

Nguyên tắc ưu tiên cấp Bằng bảo hộ được thể hiện như một tư tưởng chỉ đạo căn cứ vào việc nộp đơn đầu tiên đăng ký cùng một đối tượng:

– Thứ nhất, đơn đầu tiên đã nộp tại Việt Nam hoặc tại một nước là thành viên của công ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Việt Nam cũng là nước thành viên hoặc có thỏa thuận cùng áp dụng nguyên tắc ưu tiên.

– Thứ hai, người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân nước thành viên khác của điều ước quốc tế.

– Thứ ba, đơn đăng ký có nội dung yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và có bản sao của đơn xin bảo hộ đầu tiên.

– Thứ tư, đơn được nộp trong thời hạn 6 tháng đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tính từ ngày nộp đơn đầu tiên.

Quy định về việc sở hữu và sử dụng nhãn hiệu tập thể

Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể là tổ chức tập thể. Tổ chức tập thể là tổ chức được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về mô hình của loại tổ chức đó. Tổ chức được thành lập theo sự tự nguyện của các thành viên theo điều lệ và các quy tắc hoạt động của tổ chức tập thể. Các tổ chức tập thể theo các mô hình phổ biến như:

– Hiệp hội;

– Hợp tác xã;

– Liên hiệp các hợp tác xã;

– Tổng công ty;

– Tập đoàn;

– Công ty mẹ…

Những tổ chức tập thể này được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể.

Tổ chức tập thể có quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể, cho phép các thành viên tập thể sử dụng nhãn hiệu theo quy chế chung. Các thành viên sử dụng nhãn hiệu tập thể trên cơ sở được sự đồng ý của tổ chức tập thể và phải tuân thủ quy chế sử dụng.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu tập thể bao lâu?

– Bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể được cấp trong thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể ra hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể bị chấm dứt trong các trường hợp chủ văn bằng không nộp lệ phí duy trì hiệu lực của Bằng bảo hộ theo quy định, chủ Bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể, chủ Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể không còn hoạt động kinh doanh mà không có người thừa kế hợp pháp, nhãn hiệu tập thể không được sử dụng hoặc không chuyển giao cho người khác sử dụng trong thời hạn 05 năm trước ngày có yêu cầu cấm dứt hiệu lực Bằng bảo hộ mà không có lý do chính đáng.

Nhưng trong trường hợp việc sử dụng nhãn hiệu này được bắt đầu lại ít nhất là 03 tháng tính đến ngày chấm dứt hiệu lực của Bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Trường hợp chấm dứt hiệu lực của Bằng bảo hộ khi chủ Giấy chứng nhận không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế đối với nhãn hiệu tập thể.

Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tập thể trọn gói

Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và kiến thức về thủ tục, trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể nói riêng.

Hiểu được vấn đề này Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tập thể trọn gói sẽ hỗ trợ quý khách hàng từ bước tư vấn nhãn hiệu dự định đăng ký, tra cứu nhãn hiệu để đánh giá khả năng bảo hộ, soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, theo dõi hồ sơ và nhận kết quả.

Như vậy khi ủy quyền cho chúng tôi thực hiện quý khách hàng sẽ chỉ cần nhận kết quả cuối cùng là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà không cần phải thực hiện thêm bất kỳ thủ tục nào khác.Mọi vấn đề cần được tư vấn hoặc báo giá dịch vụ quý khách hàng hãy liên hệ đến Luật Hoàng Phi theo số 0981.378.999 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Gia hạn nhãn hiệu muộn có bị phạt không?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và các văn bản hướng dẫn có liên quan thì không có quy định về xử phạt khi gia hạn nhãn hiệu muộn. Do đó khi nhãn hiệu hết hạn thì chủ văn bằng vẫn có thể nộp đơn yêu cầu gia...

Các quyền của đồng tác giả

Đồng tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm phát sinh trong trường hợp các tác giả cùng sáng tạo ra tác phẩm, công trình theo nhiệm vụ được giao hoặc đồng tác giả cùng sáng tạo theo hợp đồng sáng tạo thuê. Đối với đồng tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm cùng có quyền nhân thân của một tác giả đầy...

Phương thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh là gì?

Khi bí mật kinh doanh bị xâm phạm, chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền yêu cầu Cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt...

Văn phòng đại diện cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng

Qua nội dung bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Văn phòng đại diện cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà...

Nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả ở đâu?

Quý vị có thể nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả tại một trong các cơ quan sau đây tùy vào mức độ hành vi xâm phạm: Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi