Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư Vấn Luật Thuế – Lệ Phí – Hóa đơn Văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài không?
  • Thứ tư, 31/05/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2245 Lượt xem

Văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài không?

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển sôi động và cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, tăng cường mối quan hệ với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng để nâng cao doanh số bán hàng thì các doanh nghiệp thường có xu hướng thành lập văn phòng đại diện.

Tuy nhiên khi thành lập văn phòng đại diện thì có nhiều vấn đề đặt ra, một trong số đó là Văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài không?

Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài không?

Văn phòng đại diện là gì?

Theo khoản 2 điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “ Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.”

Theo khái niệm trên ta có thể thấy văn phòng đại diện là đơn vị hoạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp. Do đó văn phòng đại diên không có tư cách pháp nhân. Bởi tư cách pháp nhân theo quy định của bộ luật dân sự tại điều 74 một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi đủ 4 điều kiện sau:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Thuế môn bài là gì?

Thuế môn bài hay lệ phí môn bài là một sắc thuế trực thu mà các cá nhân, tổ chức khi hoạt động kinh doanh phải đóng hàng năm cho cơ quan quản lý thuế dựa vào vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh hoặc dựa trên mức doanh thu đạt được.

Thuế môn bài là loại thuế đơn giản, ít thay đổi và được hướng dẫn bởi một vài nghị định thông tư.Mức thu lệ phí môn bài được pháp luật quy định cụ thể đối với từng ngành nghề và chủ thể kinh doanh.

Văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài không?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, người nộp thuế môn bài gồm:

” Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.

3. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

5. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.

6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).

7. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.”

Như vậy, văn phòng đại diện cũng thuộc đối tượng nộp lệ phí môn bài. Đa số các văn phòng đại diện chỉ có chức năng “thay mặt công ty giao dịch với khách hàng” mà không có chức năng kinh doanh.

Theo công văn số 1025/BTC-CST ngày 20/01/2017 hướng dẫn về lệ phí môn bài, theo đó đối với trường hợp Văn phòng đại diện của doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài; trường hợp Văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài theo quy định.

Cách kê Khai, nộp thuế môn bài của văn phòng đại diện

Khai và nộp thuế môn bài được pháp luật quy định cụ thể tại điều 5 nghị định Nghị định 139/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:

“1. Khai lệ phí môn bài được thực hiện như sau:

a) Khai lệ phí môn bài một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;

b) Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.

2. Hồ sơ khai lệ phí môn bài là Tờ khai lệ phí môn bài theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Người nộp lệ phí môn bài nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

a) Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp lệ phí thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của các đơn vị phụ thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp lệ phí;

b) Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.

4. Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm. Trường hợp người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí.

5. Lệ phí môn bài thu được phải nộp 100% vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.”

Mức lệ phí môn bài đối với văn phòng đại diện

Như đã chia sẻ ở nội dung trên, Lệ phí môn bài đối với văn phòng đại diện được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 Nghị Định 139/2016/NĐ-CP như sau:

Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài

1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Nếu văn phòng đại diện thành lập từ 1/1 đến 30/6 thì nộp cả năm lệ phí môn bài tương đương 1.000.000 đồng. Nếu văn phòng đại diện thành lập từ 1/7 đến 31/12 thì nộp lệ phí môn bài nửa năm tương đương 500.000 đồng. Các năm tiếp theo nộp 1.000.000 VNĐ.

Lưu ý: Kể từ ngày 25/02/2020, văn phòng đại diện được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên thành lập.

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài Luật Hoàng Phi 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp.

>>>>>> Tham khảo thêm bài viết: Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

Đánh giá bài viết:
5/5 - (10 bình chọn)
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tăng vốn điều lệ có phải nộp thêm thuế môn bài?

Doanh nghiệp có thay đổi vốn điều lệ thì căn cứ để...

Chuyển nhượng cổ phần có phải xuất hóa đơn không?

Từ quy định trên thấy được rằng khi doanh nghiệp thực...

Bài viết được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam có...

Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là sản phẩm của các thuật...

Nộp tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần ở đâu?

Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần sẽ thực...

Bố chuyển nhượng cổ phần cho con thì có phải chịu thuế thu...

Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy...

Chậm nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần có...

Pháp luật có liệt kê các tài khoản thu nhập là thu nhập...

Thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng cổ...

Thời gian tính tiền chậm nộp thuế được tính liên tục...

Khách hàng có phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi được thưởng...

Khách hàng là cá nhân đạt doanh số được thường một...

Nộp thuế chuyển nhượng cổ phần tại đâu?

Chuyển nhượng cổ phần phải thực hiện theo thủ tục...

Cách tính thuế chuyển nhượng cổ phần

Cá nhân có địa chỉ cư trú thực hiện chuyển nhượng vốn...