Văn phòng đại diện có được ký hợp đồng không?
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Vậy trong quá trình hoạt động Văn phòng đại diện có được ký hợp đồng không? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết sau đây.
Văn phòng đại diện là gì?
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không?
Theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
– Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Từ quy định trên thấy được rằng văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân do nó là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Một trong những điều kiện để một tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân là nhân danh mình tham gia quan hệ một cách độc lập nhưng mọi hoạt động của văn phòng đại diện đều phụ thuộc vào doanh nghiệp và thông qua việc ủy quyền. Do vậy văn phòng đại diện không tham gia các quan hệ pháp luật với tư cách độc lập nên không được coi là có tư cách pháp nhân.
Văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân, vậy Văn phòng đại diện có được ký hợp đồng không? hãy cùng theo dõi câu trả lời qua nội dung dưới đây.
Cách đăng ký hoạt động cho văn phòng đại diện
– Doanh nghiệp có quyền thành lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
– Trường hợp thành lập văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt văn phòng đại diện.
Hồ sơ bao gồm:
+ Thông báo thành lập văn phòng đại diện;
+ Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu văn phòng đại diện.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện;
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Những lưu ý khi thành lập văn phòng đại diện
Khi tiến hành thủ tục thành lập văn phòng đại diện cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
– Tên văn phòng đại diện phải tuân theo quy định đặt tên của Luật Doanh nghiệp.
– Địa chỉ văn phòng đại diện phải chính xác và có đầy đủ thông tin như số nhà, tên đường hoặc thôn, xóm, xã, phường; huyện, quận, thị xã; tỉnh hoặc thành phố;
– Khi điền thông tin người đứng đầu văn phòng đại diện phải cung cấp thông tin địa chỉ thường trú (theo giấy tờ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu) và chỗ ở hiện tại có đầy đủ số nhà, tên đường hoặc thôn, xóm, xã, phường, huyện, quận, thị xã, tỉnh hoặc thành phố…;
– Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện thì phải treo bảng hiệu cho văn phòng đại diện với các thông tin như mã số thuế văn phòng đại diện, tên văn phòng, địa chỉ.
– Nếu công ty trong thời gian được miễn lệ phí môn bài khi thành lập văn phòng đại diện thì văn phòng đại diện cũng được miễn lệ phí môn bài;
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có được ký kết hợp đồng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Luật thương mại 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện như sau:
Điều 17. Quyền của Văn phòng đại diện
1. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
5. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện
1. Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
2. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.
3. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.
4. Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không được ký kết hợp đồng thương mại và các hoạt động khác mang lại doanh thu, lợi nhuận.
Tuy nhiên Trong trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài thì có thể nhân danh doanh nghiệp ký kết hợp đồng mua bán hay các hợp đồng có mục đích sinh lợi khác.
Lưu ý: Việc ký kết hợp đồng của người đứng đầu Văn phòng đại diện trong trường hợp này là nhân danh công ty, chứ không phải nhân danh Văn phòng đại diện.
Ngoài ra các trường hợp không phải là hoạt kinh doanh thương mại như: thuê trụ sở, tuyển dụng lao động, mở tài khoản ngân hàng, mua sắm thiết bị phục vụ cho hoạt động của văn phòng đại diện… (quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17) cũng được phép ký hợp đồng.
Các loại hợp đồng này phục vụ cho nhu cầu hoạt động của văn phòng đại diện, không phải là hợp đồng thương mại.
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam có thể ký hợp đồng không?
Văn phòng đại diện được lập ra với chức năng: Là một văn phòng trung gian chịu trách nhiệm liên lạc, giao dịch với các đối tác; Thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới;
Có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vi xâm phạm ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của Công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ, đại diện công ty khiếu kiện về sự vi phạm nói trên,… nhưng không được quyền nhân danh chính mình để ký kết hợp đồng thương mại.
Trên đây là một số chia sẻ của Luật Hoàng Phi về việc giải đáp thắc mắc liên quan đến Văn phòng đại diện có được ký hợp đồng không? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết có vướng mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để nhận được hỗ trợ.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Cách Ghi Ngành Nghề Kinh Doanh Trong Hồ Sơ Đăng Ký Kinh Doanh
Ngành nghề kinh doanh là bắt buộc phải ghi trong hồ sơ đăng ký thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách ghi ngành nghề như thế nào cho đúng cũng là một vấn đề không đơn giản với người chưa có kinh nghiệm, hãy liên hệ với Luật Hoàng Phi nếu khách hàng cần được tư vấn về ngành nghề kinh...
Soạn Thảo Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh Như Thế Nào?
Luật Hoàng Phi chuyên tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh, chúng tôi sẽ giúp bạn đàm phán và ký kết hợp đồng của mình một cách nhanh chóng. Đảm bảo àn toàn cũng như quyền lợi của bạn được bảo vệ tối đa nếu như có sự cố xảy ra tranh...
Mã ngành giáo dục khác chưa được phân vào ngành nào bao gồm những hoạt động nào?
Theo quy định tại Phụ lục II Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, có quy định về hoạt động Mã ngành giáo dục khác chưa được phân vào...
Mã ngành nghề kinh doanh thương mại là mã nào?
Công ty kinh doanh thương mại được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn thành lập. Mã ngành nghề kinh doanh thương mại là...
Làm sao để biết được những thông tin cơ bản của một doanh nghiệp?
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh...
Xem thêm