Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Doanh nghiệp - Đầu tư Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống
  • Thứ năm, 08/06/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 567 Lượt xem

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống

Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm 2010, cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh dịch vụ ăn uống thì phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Với sự phát triển của xã hội hiện nay các ngành dịch vụ gia tăng và phát triển nhanh chóng, trong đó không thể không kể đến ngành dịch vụ ăn uống. Việc thành lập công ty thực phẩm hoặc hoặc xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng ăn uống là một trong những thủ tục rất được quan tâm. Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống như thế nào?

Dịch vụ ăn uống là gì?

Dịch vụ ăn uống là hình thức cung ứng những dịch vụ theo nhu yếu của người mua tại những nhà hàng quán ăn, khách sạn, tiệc cưới, tiệc hội nghị, sự kiện hoặc tổ chức triển khai team building. Dịch vụ ăn uống không chỉ đơn thuần là ship hàng món ăn mà còn là thực thi quy trình trang trí, tư vấn lên list thực đơn, dọn bàn hay dàn dựng âm thanh, ánh sáng .

Ngành dịch vụ ăn uống là ngành chuyên cung cấp các dịch vụ ăn uốn cho người tiêu dùng như nhà hàng, khách sạn, quán bar,… bằng các hình thức trực tiếp hoặc online. Đây là ngành thu hút nhiều nhận lực và có nhiều tiềm năng phát triển hiện nay.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là các doanh nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống để mang đi hoặc tiêu thụ tại chỗ. Các cơ sở này có thể hoạt động dưới hình thức cửa hàng tiện ích, quầy thức ăn nhanh, bán đồ ăn mang đi, quán ăn nhỏ, quán ăn vặt, căng teen, bếp ăn cộng đồng,…

Khi muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống thì cần phải nắm được Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống.

>>>>>> Tham khảo: Thủ tục Thay đổi ngành nghề kinh doanh

Kinh doanh dịch vụ ăn uống cần điều kiện gì?

Ngoài Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống thì khi kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm 2010, cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh dịch vụ ăn uống thì phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở y tế tỉnh nơi đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Tư vấn về đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống

Trước khi tìm hiểu về Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống nội dung này sẽ tư vấn về đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Ngành ăn uống, dịch vụ ăn uống ở nước ta đang phát triển rất nhanh và đa dạng, tuy nhiên đây cũng là sức ép cạnh tranh không hề nhỏ. Các cá nhân, tổ chức khi đăng ký ngành ăn uống, dịch vụ ăn uống cần phải thực hiện đúng thủ tục, quy định hiện hành để tránh những phiền hà, rắc rối ảnh hưởng đến việc kinh doanh.

Khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống cần phải chuẩn bị một số thông tin cần thiết như lựa chọn loại hình công ty, tên công ty, ngành nghề đăng ký kinh doanh, vốn,….

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống

Khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống cần nắm được Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về ngành nghề kinh doanh, bao gồm các mã ngành chi tiết như sau:

Mã: 56 – Dịch vụ ăn, uống.

Mã: 561 – 5610 – Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.

Mã: 56101 – Nhà hàng, quán, hàng ăn – uống (trừ những cửa hàng ăn uống nằm trong chuỗi cửa hàng ăn nhanh).

Mã: 56102 – Cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh.

Mã: 56109 – Dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác.

Mã: 562 – Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên và dịch vụ ăn uống khác.

Mã: 5621 – 56210 – Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng.

Mã: 5629 – 56290 – Dịch vụ ăn uống khác.

Mã: 563 – 5630 – Dịch vụ phục vụ đồ uống.

Mã: 56301 – Quán rượu, bia, quầy bar.

Mã: 56302 – Quán cà phê, giải khát.

Mã: 56309 – Dịch vụ phục vụ đồ uống khác.

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống

– Chuẩn bị các thông tin cần thiết để thành lập công ty

Khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống chủ sở hữu cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Một số loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.

Khi đặt tên doanh nghiệp cần lưu ý những nội dung sau:

+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp; Tên riêng.

+ Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

+ Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

+ Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật doanh nghiệp 2020.

+ Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

+ Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Địa chỉ trụ sở chính: Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Ngành nghề kinh doanh: Công ty được đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh, đầu tư theo quy định pháp luật Việt Nam. Hiện tại, Cơ sở pháp lý để Doanh nghiệp lựa chọn và đăng ký mã ngành kinh doanh theo quy định sẽ căn cứ vào Quyết định 27/2018 Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.

Vốn điều lệ: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp vào công ty khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và được ghi trong Điều lệ công ty.

– Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống

Tùy thuộc vào từng loại hình công ty thì hồ sơ cần chuẩn bị sẽ là khác nhau, thông thường hồ sơ thành lập công ty bao gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

+ Điều lệ của công ty;

+ Danh sách các cổ đông sở hữu cổ phần hay thành viên góp vốn của công ty;

+ Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu bản sao có công chứng đối với cá nhân. Hoặc giấy chứng nhận đăng ký công ty, quyết định thành lập hoặc tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân tương đương, kèm theo CMND, hộ chiếu… của chủ hoặc người đại diện doanh nghiệp.

– Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền và nhận kết quả

+ Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

+ Khi thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết thì Sở Kế hoạch Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ sẽ thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

Dịch vụ Luật Hoàng Phi cung cấp khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống

Khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty do Luật Hoàng Phi cung cấp sẽ hỗ trợ quý khách hàng các vấn đề như:

– Tư vấn, hướng dẫn các quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, kinh doanh – Thương mại;…

– Tư vấn các quy định pháp luật về oanh nghiệp và thủ tục thành lập doanh nghiệp; Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh; Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chia tách, sáp nhập, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;…

– Khi được khách hàng ủy quyền chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng thực hiện các vấn đề như soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ thành lập công ty, khách hàng chỉ cần nhận kết quả cuối cùng là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Là một đơn vị có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thành lập công ty Luật Hoàng Phi luôn mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ uy tín với mức chi phí phù hợp nhất. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số 0981.378.999 để được tư vấn nhé.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi