Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Đặc điểm văn bản pháp luật?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6780 Lượt xem

Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Đặc điểm văn bản pháp luật?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Đặc điểm văn bản pháp luật?

Khái niệm điểm của văn bản quy phạm pháp luật 

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội”(Điều 1, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội thông qua ngày 3-6-2008). 

Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật có những đặc điểm sau đây: 

– Phải do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành với những hình thức do pháp luật quy định. 

– Trình tự, thủ tục ban hành văn bản được quy định chặt chẽ trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản pháp luật khác có liên quan. 

– Nội dung của văn bản có chứa các quy tắc xử sự chung. Quy tắc xử sự chung là những chuẩn mực mà mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân phải tuân theo khi tham gia quan hệ xã hội được quy tắc đó điều chỉnh. Nó được áp dụng nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng và có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc hoặc từng địa phương

– Nhà nước bảo đảm việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật bằng các biện pháp thích hợp như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, các biện pháp về tổ chức, hành chính, kinh tế và trong trường hợp cần thiết là biện pháp cưỡng chế bắt buộc thi hành. 

Những đặc điểm trên cho phép phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với các hình thức văn bản do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành nhưng không có đủ các yếu tố của văn bản quy phạm pháp luật và được gọi là văn bản áp dụng quy phạm pháp luật như: Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và Nghị quyết về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Nghị quyết của Chính phủ về chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định; Nghị quyết về điều chỉnh chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định của Chính phủ; Nghị định của Chính phủ phê chuẩn đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); Quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử các thành viên Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Quyết định xử lý vi phạm hành chính; Văn bản quy phạm nội bộ của cơ quan, đơn vị; Văn bản cá biệt để phát động phong trào thi đua, biểu dương người tốt, việc tốt, văn bản cá biệt có tính chất chỉ đạo, điều hành hành chính hoặc để hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và các văn bản cá biệt khác để giải quyết vụ việc cụ thể đối với đối tượng cụ thể. 

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay của Nhà nước ta bao gồm:

1) Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

2) Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

3) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. 

4) Nghị định của Chính phủ.

5) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 

6) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao. 

7) Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

8) Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

9) Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước. 

10) Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội. 

11) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân Tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 

12) Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân (Bao gồm nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân) 

Ngoài những quy định chung trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, việc ban hành các văn bản pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân còn được quy định trong một văn bản riêng là Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 3-12-2004. 

Nội dung cụ thể của quá trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước và Trung ương quy định trong các Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 5/3/2009 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 91/2006/NĐ – CP ngày 6/9/2006 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. 

Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật 

Điều 7 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định việc đánh số và ghi ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật phải thể hiện rõ số thứ tự, năm ban hành, loại văn bản, cơ quan ban hành văn bản. Đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì đánh số thứ tự theo từng loại văn bản và nhiệm kỳ của Quốc hội. 

Hiện tại, số, ký hiệu văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan ban hành theo quy định sau đây: 

– Số, ký hiệu của luật, nghị quyết của Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”; 

– Số, ký hiệu của pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”; 

– Số, ký hiệu của các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc 2 trường hợp trên được sắp xếp theo thứ tự như sau: “số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản – tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản”.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được xăm mình không?

Theo khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân....

Tiêu chuẩn yêu cầu Camera hành trình theo quy định nghị định 10

Camera hành trình là thiết bị dùng để ghi lại hình ảnh phía trước, sau và trong xe khi quá trình xe lưu thông trên đường. Nhằm ghi lại hình ảnh, âm thanh trong quá trình tham gia giao thông. Các hình ảnh được truyền trực tiếp đến người lái và những người có quyền truy cập từ xa thông qua các kết nối không...

Danh mục bí mật nhà nước mới nhất 2024

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn cung cấp thông tin về vấn đề: Danh mục bí mật nhà nước mới nhất...

Công an có quyền kiểm tra cư trú giữa đêm tại nhà riêng không?

Căn cứ Điều 25 Thông tư 55/2021/TT-BCA, đối tượng, địa bàn kiểm tra cư trú của Công an bao gồm công dân, hộ gia đình, ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên, khu nhà ở của người lao động, nhà cho thuê, nhà cho mượn, cho ở nhờ của tổ chức, cá nhân, cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn...

Bị quay lén phải làm gì?

Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của họ phải được chính người đó đồng ý. Nếu việc sử dụng hình ảnh để dùng cho mục đích thương mại, thì bắt buộc phải trả thù lao cho họ, trừ việc hai bên có một thỏa thuận...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi