Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Giãn cách xã hội có được đi làm không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1477 Lượt xem

Giãn cách xã hội có được đi làm không?

Thuật ngữ “giãn cách xã hội” trong Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ là phương pháp bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, bằng việc giữ khoảng cách trong xã hội để để đối phó với tình huống nguy hiểm như bùng phát dịch bệnh.

Giữa tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng như hiện nay, một biện pháp phòng tránh dịch được người dân nhắc nhở và khuyến khích nhau thực hiện, đó là biện pháp Giãn cách xã hội. Vậy biện pháp giãn cách xã hội là gì? Tại sao biện pháp giãn cách xã hội lại được mọi người khuyến khích thực hiện, và Giãn cách xã hội có được đi làm không? Thông qua bài viết này, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau.

Giãn cách xã hội là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi Giãn cách xã hội có được đi làm không chúng ta cùng làm rõ định nghĩa thế nào là giãn cách xã hội.

Thuật ngữ “giãn cách xã hội” trong Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ là phương pháp bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, bằng việc giữ khoảng cách trong xã hội để để đối phó với tình huống nguy hiểm như bùng phát dịch bệnh. Giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng chưa phải là phong tỏa xã hội.

Trong bối cảnh ấy, không đóng cửa hay dừng hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu; các nhà máy vẫn hoạt động nhưng phải có phương án bảo vệ công nhân, người lao động; các cơ quan có thể ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ nhân viên làm việc tại nhà; người dân nên ở nhà chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết và đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mé giữa người với người; xe cộ được đi lại giữa các tỉnh lân cận nhưng phải khi thật sự cần thiết.

Tại sao phải giãn cách xã hội?

Tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp trên thế giới, đặc biệt là ở một số nước có chung đường biên giới với nước ta với số ca nhiễm bệnh và tử vong  ngày càng tăng. Virus biến chủng mới xuất hiện có đặc điểm mạnh hơn, lây nhanh hơn và nguy hiểm hơn. Trong nước, sau hơn 30 ngày không có ca nhiễm cộng đồng, hiện đã xuất hiện trên 160 ca nhiễm tại một số địa phương, thậm chí tại bệnh viện tuyến trung ương.

Trong hơn 01 tháng qua, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia đã luôn bám sát tình hình, có nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể, quyết liệt cả trước và sau khi có lây nhiễm cộng đồng.

Các bộ chức năng, các địa phương đã tích cực vào cuộc, tổ chức triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo và có hiệu quả các biện pháp phát hiện nhanh, khoanh vùng gọn, cách ly kịp thời, truy vết thần tốc, dập dịch quyết liệt.

Trong bối cảnh đó, vấn đề cần đặt ra là phải có một biện pháp nhằm giãn cách khoảng cách người dân, khoanh vùng vùng dịch “ai ở chỗ nào thì ở yên chỗ đó” để tránh bệnh dịch bị lây lan rộng hơn. Khi đó, biện pháp giãn cách xã hội đã được áp dụng.

Các tỉnh quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo phân cấp, bảo đảm phạm vi áp dụng gọn, hẹp nhất có thể, hạn chế tối đa tác động bất lợi đến hoạt động kinh tế và xã hội; lưu ý bảo đảm hoạt động lưu thông hàng hóa, nguyên liệu sản xuất qua địa bàn giãn cách (; không áp dụng biện pháp cực đoan quá mức cần thiết.

Giãn cách xã hội có được đi làm không?

Vậy Giãn cách xã hội có được đi làm không? Trước tiên, phải khẳng định rằng, giãn cách xã hội vẫn được đi làm.

Bản chất của việc giãn cách xã hội là khoanh vùng vùng dịch theo khu vực, tỉnh thành, tránh việc người dân đi loạn khắp nơi là nguyên nhân làm cho bệnh dịch bùng lên mạnh mẽ.

Song hành với đó, Nhà nước vẫn cần có các biện pháp khắc phục và hỗ trợ nền kinh tế – xã hội tránh việc nền kinh tế bị đình trệ. Một trong số đó, khuyến khích doanh nghiệp hoạt động bình thường, khuyến khích đẩy mạnh gia tăng sản xuất, và các công nhân ở nhà máy, nhân viên ở doanh nghiệp vẫn sẽ tiệp tục đi làm bình thường để đảm bảo nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp hoạt động đúng tiến độ.

Cùng với đó, các cán bộ công nhân viên vẫn sẽ được đi làm việc bình thường để đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Đảm bảo các công việc, các thủ tục hành chính, dân sự, hình sự giữa công dân và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, vẫn phải nhắc nhở rằng cần đảm bảo an toàn khi đi làm việc và nhớ thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch mà cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Giãn cách xã hội có được đi làm không dựa trên những nguồn thông tin mà chúng tôi tổng hợp được. Mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong thực tế cũng như là trong việc nghiên cứu. Chúc Quý bạn đọc có một sức khỏe tốt để chống chọi với Covid, đồng thời hạn chế ra đường, thực hiện tốt các phương pháp phòng chống Covid theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi