Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quy định phụ cấp nặng nhọc độc hại nguy hiểm năm 2024
  • Thứ tư, 03/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 11847 Lượt xem

Quy định phụ cấp nặng nhọc độc hại nguy hiểm năm 2024

Theo quy định của pháp luật lao động thì chỉ có những người lao động làm công việc thường xuyên trong các ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mới được áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm.

Nội dung về phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có nhận thức đúng và đủ về loại phụ cấp này.

Hãy tham khảo nội dung bài viết sau đây của Luật Hoàng Phi để có cái nhìn toàn diện hơn về Quy định phụ cấp nặng nhọc độc hại nguy hiểm năm 2024.

Đối tượng nào được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

Theo quy định của pháp luật, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Đây chính là khoản phụ cấp nhằm bù đắp những tổn thất về sức khỏe, tinh thần khi người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Vì đây là những công việc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, có thể làm suy giảm khả năng lao động.

Chính vì vậy người lao động cần phải nắm được các quy định phụ cấp nặng nhọc độc hại nguy hiểm để có thể bảo vệ được quyền lợi của mình một cách tốt nhất.

Quy định của pháp luật về mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Theo quy định của pháp luật lao động thì chỉ có những người lao động làm công việc thường xuyên trong các ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mới được áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm. Danh mục nghề, công việc nặng nhọc được quy định cụ thể tại thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.

Cách tính phụ cấp độc hại?

Ngoài quy định phụ cấp nặng nhọc độc hại nguy hiểm thì cách tính phụ cấp độc hại  cũng là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 07/2005/TT-BNV thì phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức viên chức được chia thành 04 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương cơ sở.

Phụ cấp độc hại = Mức lương cơ sở x Hệ số

Lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng theo đó mức phụ cấp độc hại hàng tháng cán bộ, công chức, viên chức nhận được như sau:

– Mức 1: Hệ số 0,1 = 149.000 đồng/tháng;

– Mức 2: Hệ số 0,2 = 298.000 đồng/tháng;

– Mức 3: Hệ số 0,3 = 447.000 đồng/tháng;

– Mức 4: Hệ số 0,4 = 596.000 đồng/tháng.

Loại phụ cấp này được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm và được trả cùng kỳ lương hàng tháng. Nếu làm việc dưới 04 giờ/ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 04 giờ trở lên thì được tính bằng cả ngày làm việc.

Tư vấn những nội dung có liên quan đến lao động

Các khoản phụ cấp đóng bảo hiểm xã hội mới nhất?

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi nhờ luật sư giải đáp giúp tôi như sau:

Hiện nay tôi đang làm cho một công ty với mức lương là 5 triệu và phụ cấp theo năng suất làm việc là 1 triệu/tháng, các khoản phụ cấp xăng xe. Tuy nhiên công ty chỉ đóng bảo hiểm cho tôi với mức lương tối thiểu vùng là ba triệu rưỡi. Luật sư cho tôi hỏi với quy định của luật bảo hiểm mới nhất hiện nay thì tiền lương đóng bảo hiểm có bao gồm phụ cấp lương không?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Công ty Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 có quy định một số điểm mới so với luật trước đây đặc biệt là đối với mức tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội được các doanh nghiệp cũng như người lao động quan tâm. Cụ thể, Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 17. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.

Theo đó, đối với thời gian từ 1/1/2016 đến 31/12/2017 thì mức lương đóng bảo hiểm bao gồm mức lương và phụ cấp lương trong hợp đồng. Do vậy, kể từ đầu năm nay công ty bạn phải đóng bảo hiểm cho bạn với mức lương 5 triệu và cộng thêm các khoản phụ cấp.

–  Phụ cấp theo hợp đồng lao động bao gồm: Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng, cụ thể:

+ Các khoản phụ cấp lương để bù đắp cho các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ cho người lao động

+ Các khoản phụ cấp lương mà gắn với quá trình làm việc và theo kết quả thực hiện công việc của người lao động.

–  Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

+ Các khoản bổ sung được xác định trên mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

+ Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Vì vậy, mức lương để tính đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo hợp đồng. Còn đối với khoản về xăng xe, tiền ăn uống không được tính để đóng bảo hiểm. Để đảm bảo quyền lợi của mình khi đóng bảo hiểm thì bạn cần khiếu nại trực tiếp lên phía công ty để được điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (15 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi