• Thứ sáu, 08/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7769 Lượt xem

TM là gì?

TM là ký hiệu viết tắt từ từ trademark (nhãn hiệu), TM là dấu hiệu để thông báo với bên thứ 3 liên quan đến việc sản phẩm này đã được đăng ký nhãn hiệu và đang trong quá trình chờ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Trên các sản phẩm, ta thường bắt gặp ký hiệu TM được ghi rất nhỏ và chắc chắn bạn sẽ tự hỏi ký hiệu này có ý nghĩa gì và có tác dụng gì khi được in nên các sản phẩm. Do đó, để giúp quý độc giả nắm bắt những thông tin cần thiết liên quan về vấn đề này, qua bài viết “TM là gì?”. Chúng tôi xin gửi tới độc giả những nội dung sau:

Ký hiệu TM (™)?

TM Là từ viết tắt của Trademark (nhãn hiệu). TM là ký hiệu để phân biệt sản phẩm, dịch vụ hoặc của chính các công ty với nhau. Ở một số quốc gia, người ta còn sử dụng cả SM (Service Mark, nghĩa là dấu hiệu dịch vụ) cho các sản phẩm dịch vụ.

Biểu tượng TM được sử dụng để gắn lên nhãn hiệu để khẳng định nhãn hiệu này đã được nộp đơn đăng ký và đang trong quá trình thẩm định để cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Tại một số quốc gia, nhãn hiệu chưa được hoặc không được bảo hộ mà gắn TM lên khi xảy ra tranh chấp hay có xâm phạm về nhãn hiệu sẽ không được bảo vệ quyền lợi giống như sản phẩm, dịch vụ mang ký hiệu R (®) (nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ với cơ quan pháp luật có thẩm quyền).

Phân biệt thương hiệu (Brand) với nhãn hiệu (trademark):

Thương hiệu:

+ Là tài sản vô hình.

+ Hiện diện trong tâm trí người tiêu dùng.

+ Xây dựng bởi doanh nghiệp,được công nhận từ người tiêu dùng.

+ Xây dựng do hệ thống tổ chức của doanh nghiệp.

+ Là phần linh hồn của doanh nghiệp.

Nhãn hiệu:

+ Là tài sản hữu hình.

+ Hiện diện trên văn bản pháp lý, có thể nhìn thấy được.

+ Doanh nghiệp đăng ký, cơ quan có thẩm quyền công nhận

+ Xây dựng trên hệ thống luật pháp

+ Là phần thể xác của doanh nghiệp.

Đăng ký nhãn hiệu ở đâu?

Để có thể sử dụng chữ TM hợp pháp, chủ sở hữu cần nộp đơn đăng ký nhãn hiệu (hay còn hay được gọi là đăng ký thương hiệu) tại Cục sở hữu trí tuệ để bảo hộ cho nhãn hiệu của mình.

a. Địa chỉ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội Tel: 024 3858 3069

b. Địa chỉ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh – Điện thoại : Tel:  (08) 3920 8483 – 3920 8485     Fax: (08) 3920 8486

c. Địa chỉ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại thành phố Đà Nẵng:

Địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: 0511.3889955 – Điện thoại : (0511)  3889955 ;  Mobile Phone : 0903502566Fax : (0511) 3889977

Quý trình đăng ký nhãn hiệu như thế nào?

Quý trình đăng ký nhãn hiệu sẽ có các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Thiết kế nhãn hiệu muốn sử dụng

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu để xem nhãn hiệu có bị trùng hoặc tương tự gây nhầm nhẫn với nhãn hiệu của bên khác đã đăng ký trước đó hay không?

Bước 3: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ theo các hình thức sau:

+ Nộp đơn trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ

+ Nộp đơn qua đường bưu điện

+ Nộp đơn trực tuyến (online)

+ Sử dụng dịch vụ thay mặt chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu

Bước 4: Theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu sau khi nộp

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sau khi nhãn hiệu được thẩm định và đáp ứng các yêu cầu bảo hộ.

Trên đây, chúng tôi đã mang tới những thông tin cần thiết về vấn đề “TM là gì?”.Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi