Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích?
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 891 Lượt xem

Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích?

Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này, quý khách hàng có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Ngoài nghĩa vụ phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ, theo quy định tại Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả thường là 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế và 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

Trong trường hợp sáng chế được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao trên là mức dành cho tất cả các đồng tác giả và các đồng tác giả tự thỏa thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế sẽ tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế đó.

Ngoài ra, chủ sở hữu sáng chế còn phải tuân thủ các nghĩa vụ về sử dụng sáng chế. Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội theo quy định tại Điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ.

>>>>> Tham khảo: Thủ tục đăng ký sáng chế

Để tránh tình trạng lạm dụng quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu ích và khi tồn tại các nhu cầu xã hội ở trên mà chủ sở hữu sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích phù hợp với nhu cầu xã hội thì Bộ Khoa học và Công nghệ có thể ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế (li-xăng sáng chế cưỡng bức) cho người khác mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, nhằm thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, Điều 137 Luật SHTT 2005 yêu cầu chủ sở hữu sáng chế phải thực hiện nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dụng sáng chế phụ thuộc. Sáng chế phụ thuộc là sáng chế được tạo ra trên cơ sở một sáng chế cơ bản và chỉ có thể sử dụng được với điều kiện phải sử dụng sáng chế cơ bản.

Trong trường hợp chứng minh được sáng chế phụ thuộc tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn, chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc có quyền yêu cầu chủ sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản với giá cả và điều kiện thương mại hợp lý.

Nếu chủ sở hữu sáng chế cơ bản không đáp ứng yêu cầu của chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không có lý do chính đáng thì Bộ Khoa học và Công nghệ có thể ra quyết định li-xăng sáng chế cưỡng bức cho chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế cơ bản theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (17 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi