Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tin giả là gì? Đăng tin giả bị xử phạt như thế nào?
  • Thứ ba, 05/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4247 Lượt xem

Tin giả là gì? Đăng tin giả bị xử phạt như thế nào?

Tin giả còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo, là các thông tin giả được lan truyền qua phương tiện truyền thông truyền thống (như in và phát sóng) hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến.

Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tình trạng đăng tin giả đặc biệt là các tin tức liên quan đến tình hình dịch bênh trên các mạng xã hội càng trở nên phức tạp hơn. Lợi dụng thời gian chống dịch Covid-19, nhiều cá nhân đã đăng thông tin sai trái, xuyên tạc trên mạng xã hội, làm nhiễu loạn, tạo tâm lý hoang mang, gây nhiều khó khăn, cản trở cho công tác phòng, chống dịch.

Vậy Tin giả là gì? Nhằm giúp quý độc giả có thể hiểu ra hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những thông tin dưới bài viết sau.

Tin giả là gì?

Tin giả còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo, là các thông tin giả được lan truyền qua phương tiện truyền thông truyền thống (như in và phát sóng) hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến (như Facebook, Youtube, zalo,…).

Lý do nhiều người đăng tin giả?

Nguyên nhân của việc nhiều người đăng tin giả có thể xuất phát từ một trong số nguyên nhân sau như:

Thứ nhất: Trình độ nhận thức hạn chế, tung tin cho vui, không nghĩ đến hậu quả. 

Những người này thường ở độ tuổi thanh thiếu niên. Họ có sở thích phao tin đồn nhảm, không có bất kì kiểm chứng nào chỉ để cho vui, họ không hề biết hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí là xử lý hình sự.

Thứ hai: Thích “câu like”, tạo sự chú ý để trở thành người quan trọng trong mắt người khác. 

Đời sống trên mạng xã hội đối với nhiều người quan trọng hơn cả đời sống thực. Nhu cầu được hỏi han, quan tâm, tung hô…trên mạng xã hội trở nên vô cùng quan trọng đối họ. Họ làm tất cả, thậm chí tung tin giả để được like, share, nhằm chứng minh giá trị của mình.

Thứ ba: Tung tin giả có chủ đích, nhằm gây mất trật tự, an ninh xã hội, kích động người dân.

Nhiều tổ chức phản động cài cắm trên mạng xã hội lợi dụng sự hiếu kỳ của nhiều người để tung tin thất thiệt nhằm mục đích chống phá Đảng và Nhà nước. Những tin đồn dạng này gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội, là dạng thông tin giả nguy hiểm nhất.

Trong phần tiếp theo của bài viết chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề xử lý đăng tin giả, giúp Quý độc giả giải đáp toàn bộ thắc mắc tin giả là gì

Tin giả trên mạng xã hội

Trong khi chính quyền và người dân cả nước đang căng mình chống dịch với bao vất vả, lo lắng từ sinh kế cho người lao động tự do, người nghèo tới sức khỏe, tính mạng con người, hàng loạt tin giả lan truyền trên mạng xã hội càng khiến lòng người rối bời như tin đồn về số ca nhiễm, nhất là các thông tin lan truyền về số người chết vì COVID-19 tại TP.HCM…

Ngày 12-7, chánh Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Cà Mau ký quyết định xử phạt hành chính Hồ Minh Giáp (huyện Phú Tân) 7,5 triệu đồng vì tung tin bịa đặt việc phong tỏa toàn tỉnh và bệnh nhân dương tính với COVID-19 gây hoang mang trong nhân dân.

Ngày 14-7 Công an TP Cần Thơ và Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP Cần Thơ đã xử phạt hai phụ nữ tung tin giả tiểu thương bán bún nhiễm COVID-19 tại chợ Tân An tử vong và dịch lây lan tại khu công nghiệp.

Ngày 15-7 Bộ Y tế phải lên tiếng bác bỏ thông tin sai sự thật về đại dịch gắn mác “Bộ Y tế” được phát tán trên mạng xã hội.  Trước đó, mạng xã hội lan truyền đoạn tin nhắn được cho là của Bộ Y tế cung cấp thông tin về một nghiên cứu của Singapore cho rằng COVID-19 là loại vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ gây ra đông máu và làm chết người. Tin nhắn còn khẳng định có thể điều trị COVID-19 bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm và chống đông máu…

Theo Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (thuộc Bộ Thông tin và truyền thông), các tin giả liên quan dịch bệnh đang là thông tin được cảnh báo và xử phạt hành chính nhiều nhất thời gian gần đây. Trong vài tháng qua, hàng loạt vụ tung tin giả liên quan dịch COVID-19 đã bị cơ quan chức năng ở nhiều địa phương từ Hà Nội, Bắc Giang, Đà Nẵng, TP.HCM, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau xử lý. 

Đăng tin giả bị xử phạt như thế nào?

Tùy theo nội dung, tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả nghiêm trọng mà hành vi đăng tin giả có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện hành, theo đó:

Thứ nhất: Với biện pháp hành chính

Theo điểm a, điểm d, điểm g Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;[…]

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;[…]

g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

Và Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 4. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức

3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy, tổ chức có hành vi đăng tin giả khi thuộc một trong ba trường hợp nêu trên thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Với cá nhân có hành vi vi phạm trên thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Thứ hai: Với biện pháp hình sự

Tùy vào nội dung, tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả của việc đăng tin giả mà người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với một trong số các tội danh như sau:

– Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 117 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;

c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Tội làm nhục người khác theo 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy d, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trlên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

– Tội vu khống theo 156 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

– Tội đưa và sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo 288 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

Điều 228. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của Cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;

b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;

c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;

c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;

g) Dẫn đến biểu tình.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trong quá trình tham khảo bài viết Tin giả là gì? quý độc giả còn những thắc mắc chưa được giải đáp vui lòng liên hệ đến Công ty Luật Hoàng Phi theo số 1900 6557 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác. Trân trọng!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (19 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi