Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Dẫn độ là gì? Trường hợp nào được dẫn độ?
  • Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3796 Lượt xem

Dẫn độ là gì? Trường hợp nào được dẫn độ?

Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.

Dẫn độ là một cụm từ khá quen thuộc khi nhắc đến hình thức hợp tác tương trợ tư pháp giữa các quốc gia với nhau. Song có lẽ không ít người hiểu hết được hết Dẫn độ là gì? Hay những trường hợp nào sẽ áp dụng dẫn độ? Hiểu được những thắc mắc này nên chúng tôi thực hiện nội dung bài viết dưới đây để mang lại những thông hữu ích cho Khách hàng.

Dẫn độ là gì?

Dẫn độ là việc một hành vi vi phạm pháp luật đưa ra xét xử trong đó chủ thể có quyền lực pháp lý  hay còn gọi là quyền tài phán sẽ đưa ra yêu cầu người bị buộc tội hoặc bị kết án phạm tội ở một khu vực tài phán khác, cho cơ quan thực thi pháp luật của họ thực hiện truy cứu trách nhiệm hoặc áp dụng thi hành án với người phạm tội.

Ngoài ra Trong Luật tương trợ tư pháp của Việt nam cũng có giải thích: Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi vi phạm pháp luật bị khởi tố hình sự do phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.

Từ những khái niệm giải thích dẫn độ là gì? thì chúng ta có thể hiểu dẫn độ thực chất là một quá trình thực thi pháp luật hợp tác giữa các quốc gia với nhau, dựa trên khu vực pháp lý và phụ thuộc vào các thỏa thuận được thực hiện giữa các khu vực này.

Nguyên tắc dẫn độ tội phạm?

Theo quy định của Luật tương trợ tư pháp, nguyên tắc dẫn độ tội phạm như sau:

Điều 4 Luật Tương trợ tư pháp Việt Nam 2007 quy định 2 nguyên tắc sau:

1. Tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia

Đây là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế cũng như hoạt động dẫn độ tội phạm. Chủ quyền quốc gia là tối cao và bất khả xâm phạm thể hiện qua quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Khi nhận được một yêu cầu dẫn độ tội phạm, quốc gia nhận được yêu cầu có quyền từ chối hay chấp nhận tùy vào pháp luật dẫn độ của nước mình hay các điều ước quốc tế mà mình đã kí kết hoặc tham gia. Quốc gia yêu cầu chỉ được tiếp nhận đối tượng sau khi quốc gia được yêu cầu thực hiện xong các hoạt động liên quan đến dẫn độ.

Nguyên tắc có đi có lại

Đây là nguyên tắc pháp lý cần thiết để đảm bảo việc dẫn độ tội phạm có hiệu quả. Nội dung của nguyên tắc này quy định: nước được yêu cầu dẫn độ sẽ chấp nhận dẫn độ với sự đảm bảo rằng nước có yêu cầu giúp đỡ cũng sẽ chấp nhận và thực hiện một yêu cầu như vậy của nước được yêu cầu trong tương lai. Nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng quyền bình đẳng và chủ quyền giữa các quốc gia. Tuy nhiên, nguyên tắc này không đồng nghĩa với sự trao đổi ngang bằng và ngay lập tức, mà tùy từng trường hợp để quyết định có thực hiện yêu cầu hợp tác của bên đối tác hay không.

Nguyên tắc định tội danh kép

Đây là nguyên tắc đặc thù trong dẫn độ tội phạm được hầu hết các nước áp dụng. Đối tượng bị yêu cầu dẫn độ sẽ được dẫn độ khi hành vi của họ được định danh là hành vi tội phạm theo luật quốc gia của cá nước yêu cầu và nước nhận được yêu cầu dẫn độ. Không đáp ứng được yêu cầu này, các quốc gia có quyền từ chối dẫn độ.

Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình

Nguyên tắc này đã được ghi nhận trong hiệp định của Hội đồng châu âu 1957 về dẫn độ tội phạm, trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa các quốc gia, trong hiến pháp và luật quốc tịch của các nước. Đối tượng bị dẫn độ là các cá nhân đã thực hiện hành vi phạm tội và bị xét xử hành vi tội phạm này hoặc người bị tình nghi thực hiện hành vi tội phạm đang lẩn trốn ở ngoài lãnh thổ của quốc gia yêu cầu dẫn độ.

Nguyên tắc không dẫn độ người phạm tội về chính trị

Nguyên tắc này được ghi nhận trong một số điều ước quốc tế đa phương, song phương về tương trợ tư pháp giữa các quốc gia và trong luật quốc gia của các nước. Tuy nhiên, khái niệm về tội phạm chính trị cũng chưa được dưa ra rõ ràng. Tính chất chính trị của tội phạm có được đề cập tới bằng phương thức xác định chế định dẫn độ tội phạm là chế định đối lập với chế định cư trú chính trị. Nguyên tắc cũng có ngoại lệ là: thủ phạm giết hại nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ hoặc các nhà lãnh đạo cao cấp khác của quốc gia không được hưởng quyền không bị dẫn độ sau khi thực hiện hành vi phạm tội.

Trường hợp nào bị dẫn độ?

Theo quy định của Pháp luật Việt nam thì những trường hợp sau bị áp dụng dẫn độ:

– Người có thể bị dẫn độ là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của quốc gia yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của quốc gia đó yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng.

– Hành vi phạm tội của người phạm tội được quy định như trường hợp ở trên, không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh phạm tội, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu.

– Trường hợp hành vi phạm tội của người phạm tội giống như trường hợp đầu tiên và xảy ra ngoài lãnh thổ của nước yêu cầu thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện nếu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội.

Lưu ý: Pháp luật Việt Nam cũng có quy định Không truy cứu trách nhiệm hình sự, dẫn độ cho nước thứ ba với các trường hợp:

– Người phạm tội bị dẫn độ về Việt Nam không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc dẫn độ cho nước thứ ba về hành vi mà người đó đã thực hiện ở nước ngoài trước khi bị dẫn độ về Việt Nam nhưng không đủ yếu tố, cơ sở để cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam và không được nêu trong yêu cầu dẫn độ của Việt Nam hoặc của nước thứ ba.

– Trường hợp Việt Nam là quốc gia được yêu cầu dẫn độ thì việc dẫn độ chỉ được thực hiện khi quốc gia yêu cầu dẫn độ cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự với người bị dẫn độ về hành vi phạm tội khác ngoài hành vi phạm tội đã được nêu trong yêu cầu dẫn độ, không dẫn độ người đó cho nước thứ ba, Ngoại trừ đối với trường hợp được sự đồng ý, chấp thuận bằng văn bản của Việt Nam.

Việt Nam ký hiệp định dẫn độ với các nước nào?

Hiệp định chuyển giao người bị kết án:

STT

Tên nước

Tên điều ước

Ngày ký

Ngày có hiệu lực

1AnhHiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù

12/09/2008

20/09/2009

2Hàn QuốcHiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù

29/05/2009

30/08/2010

3Ô-xtơ-rây-li-aHiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù

13/10/2008

11/12/2009

4Thái LanHiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù và hợp tác thi hành án hình sự

03/03/2010

19/07/2010

5Hung-ga-riHiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù

16/09/2013

30/06/2017

Hiệp định dẫn độ

STT

Tên nước

Tên điều ước

Ngày ký

Ngày có hiệu lực

1An-giê-riHiệp định về dẫn độ14/04/2010Chưa có hiệu lực
2Ấn ĐộHiệp định về dẫn độ
3Hàn QuốcHiệp định về dẫn độ15/09/200319/04/2005
4In-đô-nê-xi-aHiệp định về dẫn độ27/06/201326/04/2015
5Hung-ga-riHiệp định về dẫn độ16/09/201330/06/2017

Hiệp định tương trợ tư pháp

STT

Tên nước

Tên điều ước

Ngày ký

Ngày có hiệu lực

1Ấn ĐộHiệp định về tương trợ tư pháp về hình sự

8/10/2007

11/17/2008

2An-giê-riHiệp định tương trợ tư pháp về hình sự

14/04/2010

Chưa có hiệu lực

3An-giê-riHiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại

14/04/2010

24/06/2012

4AnhHiệp định về tương trợ tư pháp về hình sự

13/01/2009

30/09/2009

5Ba LanHiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự

22/03/1993

18/01/1995

6Bê-la-rútHiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự

14/9/2000

18/10/2001

7Bun-ga-riHiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự

3/10/1986

Đang có hiệu lực

8Ca-dắc-xtanHiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự31/10/2011Chưa có hiệu lực
9Căm-pu-chiaHiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự21/01/2013Chưa có hiệu lực
10Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự

30/11/1984

Đang có hiệu lực

11Đài Loan Trung QuốcThỏa thuận tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại

12/4/2010

02/12/2011

12Hàn QuốcHiệp định về tương trợ tư pháp về hình sự

15/09/2003

19/04/2005

13Hung-ga-riHiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự

18/01/1985

Đang có hiệu lực

14In-đô-nê-xi-aHiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự27/06/201322/01/2016
15LàoHiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự

06/07/1998

19/02/2000

16Liên Xô (Nga kế thừa)Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự

10/12/1981

10/10/1982

17Mông CổHiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự

17/04/2000

13/06/2002

18NgaHiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự

25/08/1998

27/08/2012

19NgaNghị định thư bổ sung Hiệp định tương trợ tư pháp về và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự

23/04/2003

27/07/2012

20PhápHiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự

24/02/1999

01/05/2001

21Tiệp Khắc (Séc và Xlô-va-ki-a kế thừa)Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự

12/10/1982

16/04/1984

22Triều TiênHiệp định về tương trợ tư pháp trong các vấn đề dân sự và hình sự

04/05/2002

24/02/2004

23Trung QuốcHiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự

19/10/1998

25/12/1999

24U-crai-naHiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự

06/04/2000

19/08/2002

25ASEANHiệp định ASEAN về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự

29/11/2004

20/9/2005 (chỉ có hiệu lực giữa các nước đã phê chuẩn)

26Tây Ban NhaHiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự18/09/201508/07/2017
27Hung-ga-riHiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự16/03/201630/06/2017

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về dẫn độ là gì? cùng việc giải thích một số vấn đề liên quan. Khách hàng tham khảo nội dung bài viết, có bất cứ thắc mắc gì vui lòng liên hệ hotline Tổng đài tư vấn 19006557 để được các chuyên viên giải đáp tận tình.

Đánh giá bài viết:
4/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi