Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thuế nhập khẩu là gì? Các loại thuế nhập khẩu năm 2024?
  • Thứ bẩy, 30/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1344 Lượt xem

Thuế nhập khẩu là gì? Các loại thuế nhập khẩu năm 2024?

Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 của Quốc hội ban hành ngày 06/04/2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành, thuế nhập khẩu được hiểu là thuế đánh vào giá trị của hàng hóa, sản phẩm khi nhập khẩu về Việt Nam.

Hiện nay rất nhiều người chưa nắm vững Thuế nhập khẩu là gì? Các loại thuế nhập khẩu? cũng như cách tính thuế nhập khẩu dẫn đến kê khai, hạch toán thuế chưa chính xác.

Với mong muốn đồng hành và hỗ trợ cho doanh nghiệp trên con đường pháp lý, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế. Luật Hoàng Phi đã dành riêng bài viết này, để chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến thuế nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu là gì?

Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 của Quốc hội ban hành ngày 06/04/2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành, thuế nhập khẩu được hiểu là thuế đánh vào giá trị của hàng hóa, sản phẩm khi nhập khẩu về Việt Nam.

Theo cách phân loại dựa vào tính chất của nguồn thu động viên ngân sách nhà nước thì thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu.

Những đối tượng chịu thuế nhập khẩu bao gồm:

+ Hàng hóa được nhập khẩu qua biên giới, cửa khẩu Việt Nam;

+ Hàng hóa được nhập khẩu ở khu phi thuế quan vào thị trường trong nước;

+ Hàng hóa nhập tại chỗ, hàng hóa của các doanh nghiệp khi tiến hành việc nhập khẩu, phân phối hàng hóa theo quyền nhập khẩu luật quy định;

>>>>>> Tham khảo: Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Các loại thuế nhập khẩu?

Khi hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam, nếu không rơi vào các trường hợp không áp dụng thuế nhập khẩu thì sẽ bị đánh thuế trên cơ sở các loại thuế nhập khẩu sau đây:

1/ Thuế suất nhập khẩu thông thường:

Đây là mức thuế suất áp dụng khi nhập khẩu hàng hóa từ các không thuộc trường hợp được quy định tại điểm a và điểm b Khoản 3 Điều 5 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016;

2/ Thuế suất nhập khẩu ưu đãi:

Là mức thuế suất áp dụng khi nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc nhóm các quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam thực hiện theo chế độ đối xử tối huệ quốc (MNF);

3/ Thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt:

Đây là mức thuế suất áp dụng khi nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ từ các nước, vùng lãnh thổ hoặc nhóm các nước có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam về thuế nhập khẩu và hàng hóa từ khu vực phi thuế quan được nhập khẩu vào thị trường trong nước, mà đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Các loại thuế nhập khẩu này khác nhau về tỷ lệ phần trăm thuế suất, nhưng có một số hàng hóa mức thuế suất ưu đãi còn cao hơn cả mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, nhằm giải đáp thắc mắc của Quý độc giả về “Thuế nhập khẩu là gì? Các loại thuế nhập khẩu?” Trong phần tiếp theo của bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu thêm về cách tính thuế cũng như mục tiêu của thuế nhập khẩu.

>>>>>>>> Tham khảo: Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Cách tính thuế nhập khẩu?

Cách 1: Tính thuế nhập khẩu bằng phương pháp tính theo tỷ lệ phần trăm

Thuế nhập khẩu được tính dựa trên căn cứ: Trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ % của từng loại hàng hóa.

Số tiền thuế nhập khẩu = Số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu x Trị giá tính thuế x thuế suất

Trong đó:

– Số lượng hàng hóa là số lượng từng đơn vị hàng hóa trên thực tế nhập khẩu được ghi trong thời khai hải quan.

– Trị giá tính thuế được tính trên một đơn vị của hàng hóa đó. Với hàng hóa nhập khẩu đây là, giá tiền thực tế phải trả khi hàng hóa đến được cửa khẩu nhập đầu tiên. (Tính theo giá FOB sẽ không bao gồm phí vận tải quốc tế và phí bảo hiểm quốc tế).

– Thuế suất của từng mặt hàng dựa trên các loại thuế suất: Thuế suất thông thường, thuế ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Cách 2: Tính thuế nhập khẩu bằng phương pháp tính thuế tuyệt đối

Thuế nhập khẩu tính dựa trên căn cứ: Số lượng hàng hóa và mức thuế tuyệt đối.

Số tiền thuế nhập khẩu = Số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu x Mức thuế tuyệt đối

Trong đó:

– Số lượng hàng hóa là số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu.

– Mức thuế tuyệt đối được quy định cụ thể trên một đơn vị hàng hóa, xác định tại thời điểm tính thuế.

Cách 3: Tính thuế nhập khẩu bằng phương pháp tính thuế hỗn hợp

Thuế nhập khẩu tính dựa trên căn cứ: Tổng số tiền thuế theo tỷ lệ và số tiền thuế tuyệt đối.

Số tiền thuế nhập khẩu = Tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm x Số tiền thuế tuyệt đối

Trong đó:

– Tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm (%) được tính theo phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm nêu ở cách 1.

– Số tiền thuế tuyệt đối được tính theo phương pháp tính thuế hỗn hợp nêu ở cách 2.

Các cách tính thuế nhập được chúng tôi giới thiệu trên đây, chỉ mang tính chất tham khảo. Quý vị có thể xem chi tiết tại các văn bản pháp luật liên quan.

Mục tiêu của thuế nhập khẩu?

+ Mục tiêu của thuế nhập khẩu hướng đến lớn nhất chính là giảm nhập khẩu bằng cách đánh thuế, qua đó thúc đẩy sản xuất trong nước và giảm sự chênh lệch cán cân thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia khác.

+ Hạn chế hành vi vi phạm cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt là hành vi bán phá giá bằng việc tăng thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng phá giá.

+ Bảo hộ cho ngành sản xuất then chốt, những ngành công nghiệp, nông nghiệp ưu tiên phát triển của đất nước.

+ Đánh thuế nhập khẩu phù hợp còn giúp hạn chế được việc nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ phẩm.

Những nội dung chia sẻ trên của Luật Hoàng Phi hy vọng sẽ giúp Quý vị có cái nhìn tổng quan hơn về thuế nhập khẩu và nắm vững cách tính thuế, tránh những rủi pháp lý.

Nếu Quý vị có băn khoăn khác về Thuế nhập khẩu là gì? Các loại thuế nhập khẩu? có nhu cầu tư vấn chi tiết, vui lòng để lại yêu cầu qua địa chỉ email: lienhe@luathoangphi.vn

>>>>>>> Tham khảo thêm: QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN LÀ GÌ?

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tăng vốn điều lệ có phải nộp thêm thuế môn bài?

Doanh nghiệp có thay đổi vốn điều lệ thì căn cứ để xác định mức thu thuế môn bài là vốn điều lệ của năm trước liền kề năm tính thuế môn...

Chuyển nhượng cổ phần có phải xuất hóa đơn không?

Từ quy định trên thấy được rằng khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện việc xuất hóa đơn GTGT. Do đó chuyển nhượng cổ phấn vẫn phải xuất hóa đơn theo quy...

Bài viết được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam có được bảo hộ quyền tác giả không?

Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là sản phẩm của các thuật toán có khả năng tạo ra các tác phẩm hình ảnh, âm thanh hoặc văn học… một cách tự...

Nộp tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần ở đâu?

Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần sẽ thực hiện khai thuế tại cơ quan quản lý công ty phát hành cổ phần, tùy từng trường hợp cụ thể việc chậm nộp tờ khai thuế TNCN từ việc chuyển nhượng vốn sẽ bị xử phạt theo quy...

Bố chuyển nhượng cổ phần cho con thì có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi