Thủ tục thay đổi chứng minh thư sang thẻ căn cước trên bhxh
Công văn 3835/BHXH-CST do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành về việc sai sót các tiêu thức giữa sổ bảo hiểm xã hội và chứng minh nhân dân
Khi người lao động thay đổi chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân hoặc thay đổi thông tin cá nhân nói chung đều không phải thực hiện thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
Vậy liệu khi thay đổi từ chứng minh sang căn cước, người lao động có cần báo với cơ quan bảo hiểm hay không? Nếu có thì Thủ tục thay đổi chứng minh thư sang thẻ căn cước trên BHXH được thực hiện như thế nào? Mời quý vị cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin.
Cấp lại sổ BHXH trong trường hợp nào?
Công văn 3835/BHXH-CST do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành về việc sai sót các tiêu thức giữa sổ bảo hiểm xã hội và chứng minh nhân dân có nêu:
– Nếu người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có thay đổi các nội dung như số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú thì không phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
Thêm vào đó Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định các trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội như sau:
– Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do mất, hỏng;
– Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch.
Thay đổi từ chứng minh sang căn cước, người lao động có cần báo với cơ quan bảo hiểm?
Theo quy định tại Điều 2 Công văn số 102/BHXH-THU quy định về điều chỉnh thông tin cá nhân như sau:
– Khi phát hiện sai lệch thông tin cá nhân như: thông tin về nhân thân (họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính) hoặc thông tin khác (số, ngày và nơi cấp chứng minh, địa chỉ thường trú) thì lập hồ sơ để điều chỉnh, bổ sung.
Như vậy, khi người lao động thay đổi từ chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân hoặc thay đổi thông tin trên các loại thẻ này đều không phải thực hiện thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, số Chứng minh nhân dân hay số Căn cước công dân là một trong những tiêu thức quan trọng để quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm của cơ quan bảo hiểm xã hội. Chính vì vậy, người lao động nên điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội của mình để cơ quan bảo hiểm xã hội cập nhật trong cơ sở dữ liệu.
Thủ tục thay đổi chứng minh thư sang thẻ căn cước trên bhxh
Theo khoản 2 Điều 27 Quyết định số 595/QĐ-BHXH hướng dẫn cấp lại sổ BHXH do điều chỉnh thông tin cá nhân trên sổ bảo hiểm xã hội bao gồm: Họ, tên, chữ đệm; ngày/tháng/năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc.
– Trường hợp người lao động tự kê khai hồ sơ:
+ Sổ bảo hiểm xã hội
+ Mẫu TK1-TS tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội
+ Giấy tờ làm căn cứ điều chỉnh thông tin cá nhân sai (giấy khai sinh/chứng minh thư nhân dân/….)
+ Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao)…. Giấy tờ chứng minh nhân thân hoặc giấy tờ làm căn cứ điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm.
– Trường hợp đơn vị kê khai hồ sơ:
+ Sổ bảo hiểm xã hội hiện tại người lao động đang sử dụng
+ Mẫu TK1-TS tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
+ Mẫu D01-TS (Đối với trường hợp đơn vị làm hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội)
+ Giấy tờ làm căn cứ điều chỉnh thông tin cá nhân sai (giấy khai sinh/chứng minh thư nhân dân/….).
– Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ nộp:
+ Đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội: hồ sơ nộp tại nơi người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội.
+ Đối với người lao động đã nghỉ việc: hồ sơ nộp tại nơi cuối cùng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc.
– Thời hạn giải quyết:
+ Người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc và thời gian giải quyết không quá:
+ 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ.
+ 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp cấp lại sổ do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; mất, hỏng sổ; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc gộp sổ bảo hiểm xã hội
+ 45 ngày trong trường hợp cần xác minh quá trình đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc.
Thay đổi CCCD trên VSSID được không?
Trường hợp người lao động muốn thay đổi thông tin cá nhân trên VSSID có thể là số chứng minh nhân dân/ số thẻ căn cước hay các thông tin về họ tên; giới tính; ngày sinh cũng có thể thực hiện ngay trên Cổng dịch vụ công của Cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tuy nhiên các thay đổi này sẽ làm phát sinh thủ tục cấp lại sổ BHXH; thẻ BHYT do thay đổi thông tin nhân thân.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách thay đổi số CCCD trên ứng dụng VssID.
Bước 1: Truy cập Wedsite: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/
Bước 2: Đăng nhập tài khoản VssID theo mã số BHXH và mật khẩu do cơ quan BHXH cung cấp.
Bước 3: Chọn Thông tin tài khoản.
Bước 4: Nhập lại số CCCD và cập nhật lại ảnh mặt trước và mặt sau của CCCD mới.
Bước 5: Nhập mã kiểm tra và ấn Ghi nhận.
Nếu hồ sơ hợp lệ, cán bộ thực hiện phê duyệt hồ sơ, hệ thống cập nhật điều chỉnh thông tin tài khoản. Người dùng không cần đến cơ quan BHXH để thực hiện thủ tục
Thay đổi thông tin số điện thoại trên VssID như thế nào?
Để thực hiện thay đổi số điện thoại đăng ký VssID người dùng có thể truy cập vào Cổng Dịch vụ công của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thực hiện. Cách làm như sau:
Bước 1: Truy cập vào cổng dịch vụ công của cơ quan BHXH Việt Nam
Người dùng truy cập vào website: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/
Bước 2: Đăng nhập tài khoản cá nhân
Người dùng thực hiện đăng nhập tài khoản VssID theo mã số BHXH và mật khẩu (mật khẩu đăng nhập ứng dụng VssID) do cơ quan BHXH cung cấp. Sau đó nhập mã kiểm tra rồi chọn ô “ĐĂNG NHẬP”.
Bước 3: Chọn thông tin tài khoản
Người dùng nhấn chọn mục “Thông tin tài khoản” như hình bên dưới.
Bước 4: Điền thông tin số điện thoại cần thay đổi
Khi giao diện mới mở ra, tại mục thông tin về số điện thoại người dùng điền số điện thoại mới cần cập nhật.
Bước 5: Nhập mã kiểm tra
Người dùng nhập mã kiểm tra và chọn ô “Ghi nhận”.
Bước 6: Nhập mã OTP
Sau khi nhấn vào ô Ghi nhận hệ thống sẽ gửi mã OTP về số điện thoại cũ và số điện thoại mới. Khi này người dùng nhập mã OTP được gửi về số điện thoại cũ và số điện thoại mới để hoàn tất thủ tục.
Trường hợp nhập đúng mã OTP, hệ thống sẽ tự động phê duyệt và cập nhật thay đổi số điện thoại. Trường hợp nhập sai sẽ không thể thay đổi thông tin số điện thoại do đó đối với trường hợp người dùng mất số điện thoại cũ không thể thay đổi thông tin theo cách này.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Thủ tục thay đổi chứng minh thư sang thẻ căn cước trên BHXH. Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh qua tổng đài 1900.6557 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Rút bảo hiểm xã hội có đóng lại được không?
Khi nào được rút bảo hiểm xã hội một lần? Rút bảo hiểm xã hội có đóng lại được không? sẽ được Luật Hoàng Phi tư vấn trong bài viết...

Mẫu giấy nghỉ ốm hưởng BHXH
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội do bác sỹ, y sỹ làm việc trong các cơ sở y tế ghi và cấp cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội để nghỉ việc điều trị ngoại trú hoặc chăm con...

Xin giấy nghỉ ốm ở trạm y tế như thế nào?
Giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội là loại giấy được cấp khi người lao động nghỉ ốm, tuy nhiên, không phải trường hợp nghỉ ốm nào cũng được cấp giấy chứng nhận, việc cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm phải tuân theo quy định của pháp...

Bảo hiểm xã hội 6 năm được bao nhiêu tiền?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã...

Giấy nghỉ hưởng BHXH có thời hạn bao lâu?
Thời gian Người lao động được hưởng chế độ ốm đau được quy định dựa trên điều kiện Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở...
Xem thêm