Luật Hoàng Phi Dịch vụ doanh nghiệp Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu như thế nào?
  • Thứ tư, 24/05/2023 |
  • Dịch vụ doanh nghiệp |
  • 1666 Lượt xem

Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu như thế nào?

Nhãn hiệu là một tài sản vô hình nhưng có giá trị tạo dựng thương hiệu đối với doanh nghiệp. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với doanh nghiệp không còn quá xa lạ đối với một doanh nghiệp.

Hiện nay với sự phát triển của kinh tế thì nhu cầu chuyển quyền sở hữu công nghiệp của các chủ thể cũng diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt là chuyển nhượng nhãn hiệu.

Để thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.

Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu như thế nào? Bài viết điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu dưới đây sẽ giúp Quý khách hàng hiểu hơn về vấn đề này.

Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?

Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho các tổ chức, cá nhân khác, việc chuyển nhượng phải được thực hiện dưới hình thức văn bản thông qua hợp đồng chuyển nhượng giữa các bên.

Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu?

Để có thể chuyển nhượng nhãn hiệu, bên nhận và chuyển nhượng cần đáp ứng những điều kiện sau đây:

– Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nhãn hiệu trong phạm vi được bảo hộ

– Việc chuyển nhượng không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc hàng hóa, tên thương mại

– Không được gây ra nhầm lẫn về các nhãn hiệu liên kết của Công ty đối với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu

– Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng được các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu gồm những nội dung gì?

Ngoài điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu đã nói ở trên, chủ sở hữu cần chú ý đến hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên mà trong đó chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng.

Hợp đồng chuyển nhượng cần nhãn hiệu phải được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp. Khi đó hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu giữa các bên mới có hiệu lực.

Nội dung chính của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm:

– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng

– Số văn bằng nhãn hiệu chuyển nhượng

– Căn cứ chuyển nhượng

– Giá chuyển nhượng

– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng

Ngoài những nội dung cơ bản được đề cập trên đây, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác nhưng không trái với quy định của pháp luật.

 

Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu gồm những gì?

Người yêu cầu chuyển nhượng cần chuẩn bị các đầu mục hồ sơ dể nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

– Tờ khai đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu theo mẫu quy định;

– Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;

– Bản gốc văn bằng bảo hộ;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có)

Theo quy định thời gian thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu là 2 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ chuyển nhượng. Tuy nhiên trên thực tế thời gian có thể kéo dài từ 03 – 06 tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc của Cục sở hữu trí tuệ. Do số lượng đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ có thể khá lớn nên thời gian làm việc thường chậm hơn theo quy định.

Chi phí chuyển nhượng nhãn hiệu theo quy định?

Chi phí chuyển nhượng nhãn hiệu được quy định chi tiết tại Thông tư số 263/TT- BTC như sau:

– Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 230.000 đồng/VBBH

– Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 180.000 đồng/VBBH

– Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN: 120.000 đồng/VBBH

– Phí thẩm định quyền nộp đơn và quy chế sử dụng NH (trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận): 550.000 đồng/đơn

– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu): 120.000 đồng/VBBH

Quy trình thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu

Bước 1: Các bên thỏa thuận và xác lập hợp đồng chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu.

Bước 2: Thực hiện đăng ký hợp đồng chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Bước 3: Nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.

Hồ sơ chuyển nhượng với các đầu mục tài liệu được đề cập trên đây sẽ được nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, có 3 địa chỉ để nộp là Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.

Khi nhận được hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu. Trong quá trình thẩm định sẽ có hai trường hợp đó là:

– Nếu hồ sơ hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Đồng thời cập nhật nội dung chuyển nhượng vào bản gốc Giấy chứng nhận nhãn hiệu nếu hợp đồng được đăng ký và trả văn bằng cho người nộp đơn.

– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:

+ Ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng

+ Ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc có sửa chữa thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.

Bài viết với chủ đề điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu trên đây chắc hẳn đã gửi tới Quý khách hàng những thông tin cần thiết nhất không chỉ là về những điều kiện bắt buộc mà còn chi tiết về chuyển nhượng nhãn hiệu.

Trường hợp có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này, Quý khách hàng đừng ngà ngại liên hệ với Luật Hoàng Phi để được tư vấn, hỗ trợ thực hiện.

Đánh giá bài viết:
4/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký nhãn hiệu cho nước tăng lực

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nước tăng lực nói riêng muốn được bảo hộ cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 72 Luật Sở hữu trí...

Đăng ký thương hiệu cho vợt cầu lông

Công ty Luật Hoàng Phi với đội ngũ chuyên viên có kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tế sẽ hỗ trợ quý khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu một cách nhanh chóng...

Đăng ký thương hiệu hạt hạnh nhân

Đăng ký thương hiệu hạt hạnh nhân là một thủ tục hành chính mà Cục Sở hữu Trí tuệ thực hiện, Qua quá trình này, các biểu tượng dùng để phân biệt sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức và cá nhân khác nhau sẽ được bảo vệ bằng việc cấp giấy chứng nhận bảo...

Đăng ký thương hiệu tã giấy trẻ em

Đăng ký thương hiệu tã giấy trẻ em được thực hiện qua Công ty Luật Hoàng Phi sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền...

Đăng ký thương hiệu nước rau má

Đăng ký thương hiệu nước rau má là thủ tục cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ tương ứng - giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm nước rau...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi