Thông tư 299/2016/TT-BTC
Thông tư 299/2016/TT-BTC về phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp Giấy phép sản xuất rượu, thuốc lá
Thông tư 299/2016/TT-BTC – Phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp Giấy phép sản xuất rượu, thuốc lá
Thông tư 299/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp mới, cấp lại, cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép sản xuất thuốc lá do Bộ Tài chính ban hành ngày 15/11/2016. Thông tư 299/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 và thay thế Thông tư 196/2014/TT-BTC.
BỘ TÀI CHÍNH
———-CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————Số: 299/2016/TT-BTC Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2016
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN KINH DOANH ĐỂ CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU, GIẤY PHÉP SẢN XUẤT THUỐC LÁ
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;
Căn cứ Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép sản xuất thuốc lá.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp Giấy phép sản xuất rượu (gồm: cấp mới, cấp lại, cấp sửa đổi bổ sung Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh); Giấy phép sản xuất thuốc lá (gồm: cấp mới, cấp lại, cấp sửa đổi bổ sung Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá).
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép sản xuất thuốc lá; cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép sản xuất thuốc lá và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thu, nộp phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép sản xuất thuốc lá.
Điều 2. Người nộp phí
Tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép sản xuất thuốc lá phải nộp phí theo quy định tại Thông tư này.
Điều 3. Mức thu phí
Mức thu phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép sản xuất thuốc lá được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Tổ chức thu phí
Bộ Công Thương; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân quận, huyện có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép sản xuất thuốc lá theo quy định tại Điều 9, Điều 11 Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ và Điều 11, Điều 14, Điều 19 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ là tổ chức thu phí quy định tại Thông tư này.
Điều 5. Kê khai, nộp phí
1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
2. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp phí thu được theo tháng, quyết toán theo năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
Điều 6. Quản lý và sử dụng phí
1. Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, được để lại 90% tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ thẩm định, thu phí. Số tiền phí được để lại thực hiện quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí. Số tiền phí còn lại (10%), tổ chức thu phí nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Thông tư số 196/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động, lệ phí cấp Giấy phép sản xuất rượu, thuốc lá.
2. Các nội dung khác liên quan đến thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí; lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung và thay thế (nếu có).
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Bộ quy tắc hành nghề luật sư Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam gồm Lời nói đầu, 06 Chương và 32 Quy tắc....

Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2015 hợp nhất Luật luật sư do Văn phòng Quốc hội ban hành quy định về nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hành nghề, tiêu chuẩn, quyền, nghĩa vụ của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, quản lý luật sư và hành nghề luật sư, hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài...

Luật số: 20/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư số 65/2006/QH11
Quốc hội ban hành Luật số: 20/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư số...

Luật Số: 65/2006/QH11 quy định về luật sư và hành nghề luật sư
Luật này quy định về nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hành nghề, tiêu chuẩn, quyền, nghĩa vụ của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, quản lý hành nghề luật sư, hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt...

Thông tư 41/2023/TT-BTC về phí trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm
Thông tư 41/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban...
Xem thêm