Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Doanh nghiệp - Đầu tư Theo Luật Doanh nghiệp có mấy Công ty (loại hình doanh nghiệp)?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1858 Lượt xem

Theo Luật Doanh nghiệp có mấy Công ty (loại hình doanh nghiệp)?

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp là một trong những việc quan trọng đầu tiên khi một cá nhân, tổ chức nào đó có nhu cầu thành lập doanh nghiệp để phục vụ mục đích kinh doanh.

Nhiều người khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp vẫn không biệt loại hình doanh nghiệp nào thì phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng của mình, thậm chí không biết được hết những loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp.

Nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức về các loại hình doanh nghiệp để đưa ra những lựa chọn phù hợp cho mình thì trong bài viết này chúng tôi sẽ gửi đến quý độc giả những chia sẻ liên quan đến chủ đề Theo Luật Doanh nghiệp có mấy Công ty (loại hình doanh nghiệp)?

Theo Luật Doanh nghiệp có mấy Công ty (loại hình doanh nghiệp)?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành (Luật Doanh nghiệp 2020) thì hiện nay ở Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm:

+ Doanh nghiệp tư nhân;

+ Công ty Hợp danh;

+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên;

+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên trở lên

+ Công ty cổ phần.

Trong đó, mỗi loại hình công ty mang những đặc điểm và có những ưu nhược điểm. Những cá nhân, tổ chức khi thành lập doanh nghiệp cần nhận định được những đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để lựa chọn loại hình phù hợp nhất với mục đích kinh doanh và khả năng của mình.

Nhằm giúp độc giả nắm được đặc điểm, ưu nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp thì sau đây chúng tôi xin đi phân tích về từng loại hình doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp được thành lập bởi một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân, chịu trách nhiệm hoàn toàn bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi mặt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Chủ sở hữu của Doanh nghiệp tư nhân đồng thời sẽ là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có toàn quyền quyết định đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tự mình làm quản lý và điều hành doanh nghiệp hoặc thuê người khác. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ưu điểm, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân.

Ưu và nhược điểm của Doanh nghiệp tư nhân:

+ Ưu điểm: Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp mà chỉ do một cá nhân làm chủ sở hữu nên chủ sở hữu có thể hoàn toàn chủ động quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Nhược điểm: Đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn với những nghĩa vụ tài sản và chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc tạo mối quan hệ với đối tác, khách hàng và giúp ho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là một trong 5 loại hình doanh nghiệp. Trong đó phải đáp ứng được các điều kiện sau:

+ Phải có ít nhất hai thành viên (được gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thế có thành viên góp vốn

+ Các thành viên công ty hợp danh phải có trình độ, uy tín nghề nghiệp và các thành viên cùng chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty, cùng liên đới chịu trách nhiệm với những khoản nợ của công ty. Trong khi đó thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm đối về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp của mình, được chia lợi nhuận theo thỏa thuận đã ghi trong điều lệ công ty nhưng không được tham gia vào các hoạt động quản lý công ty.

Ưu, nhược điểm của Công ty hợp danh:

+ Ưu điểm: Công ty hợp danh được thành lập với các thành viên hợp danh, đây là những người thường có mối quan hệ gần gũi và thân thiết với nhau nên mô hình doanh nghiệp này tạo được sự kết hợp uy tín của nhiều người.

Ngoài ra, do sự kết hợp của nhiều người có mối quan hệ thân thiết nên Công ty hợp danh cũng dễ dàng tạo được sự tin tưởng đối với đối tác và khách hàng. Việc quản lý và điều hành công ty cũng dễ dàng hơn do số lượng thành viên thường không nhiều và giữa họ có sự uy tín và tin tưởng lẫn nhau.

+ Nhược điểm: Công ty hợp anh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty nên mức độ rủi ro sẽ khá cao, thành viên góp vốn của công ty không được tham gia vào hoạt động quản lý. Ngoài ra, Công ty hợp danh cũng không được phát hành bất cứ một loại chứng khoán nào.

Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là một loại hình doanh nghiệp chỉ có một thành viên là một cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu, góp vốn của mình vào để thành lập doanh nghiệp.

Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên là tổng số vốn mà thành viên công ty góp hoặc cam kết góp tại thời điểm thành lập doanh nghiệp, được ghi trong điều lệ công ty.

Về vốn góp vào công ty, chủ sở hữu phải thực hiện góp đủ số vấn đã cam kết trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp trong vòng 90 ngày mà chủ sở hữu vẫn chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì phải làm thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn thực góp trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải thực hiện nghĩa vụ góp vốn theo cam kết ban đầu.

Công ty TNHH một thành viên cũng có quyền được giảm vốn nếu thực hiện hoạt động kinh doanh trong vòng 2 năm liên tục và đảm bảo thanh toán các khoản tài chính phát sinh trong quá trình kinh doanh. Công ty được quyền tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu góp thêm vốn hoặc huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác (trường hợp huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác, Công ty TNHH một thành viên phải làm thủ tục thay đổi loại hình công ty sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Công ty Cổ phần).

Ưu, nhược điểm của công ty TNHH một thành viên

+ Ưu điểm:

(i) Thành viên công ty TNHH một thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trọng phạm vi phần vốn góp của mình;

(ii) Cơ cấu tổ chức, quản lý công ty đơn giản;

(iii) Chủ sở hữu công ty có thể tự mình quyết định những vấn đề trong hoạt động của công ty mà không bị chi phối bởi những cá nhân khác;

(iv) Công ty có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn

+ Nhược điểm: Việc phát hành trái phiếu của công ty TNHH một thành viên bị hạn chế do chỉ có một thành viên, ngoài ra công ty còn không được phát hành cổ phiếu.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là một trong hai loại hình công ty TNHH, trong đó thành viên công ty có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng thành viên tối đa không được phép vượt quá 50 người và các thành viên được phân chia tài sản theo tỷ lệ vốn góp của mình, chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Về vốn góp vào công ty, thành viên công ty phải thực hiện góp đủ số vấn đã cam kết trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp trong vòng 90 ngày mà chủ sở hữu vẫn chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì phải làm thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn thực góp trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải thực hiện nghĩa vụ góp vốn theo cam kết ban đầu.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên cũng có quyền được giảm vốn nếu thực hiện hoạt động kinh doanh trong vòng 2 năm liên tục và đảm bảo thanh toán các khoản tài chính phát sinh trong quá trình kinh doanh.

Ưu, nhược điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên

– Ưu điểm:

+ Tương tự như công ty TNHH một thành viên, thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên chỉ phải chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình.

+  Việc quản lý và điều hành công ty dễ dàng ởi số lượng thành viên không quá nhiều;

+ Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi thành viên, hạn chế được sự xâm nhập của người lạ vào công ty.

+  Được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn.

– Nhược điểm: Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh. Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

Công ty cổ phần

Theo Luật doanh nghiệp, Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp, trong đó:

– Vốn góp được chia thành nhiều phần khác nhau được gọi là cổ phần;

– Cổ đông của công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức, sô lượng thành viên tối thiểu là 3 và không giới hạn số thành viên tối đa;

– Cổ động chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình;

– Cổ động có thể tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp.

– Công ty có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Công ty có quyền phát hành cố phần để duy động vốn.

Ưu, nhược điểm của Công ty Cổ phần

– Ưu điểm:

+ Chế độ chịu trách nhiệm là hữu hạn đối với các cổ đông

+ Khả năng huy động vốn cao do được phép phát hành cổ phiếu và không giới hạn số cổ đông góp vốn;

+ Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, không cần thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông với Sở Kế hoạch đầu tư

– Nhược điểm:

+ Việc quản lý và điều hành công ty rất phức tạp do số lượng cổ đông lớn

+ Chỉ những thành viên sáng lập mới hiển thị thông tin trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia;

+ Đối với công ty cổ phần khi chuyển nhượng cổ đông bị áp thuế thu nhập cá nhân theo chuyển nhượng chứng khoán là 0,1% (dù công ty không có lãi) vẫn bị áp mức thuế thu nhập cá nhân này.

Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc Theo Luật Doanh nghiệp có mấy Công ty (loại hình doanh nghiệp)? và cung cấp các thông tin hữu ích có liên quan. Quý độc giả cần hỗ trợ thêm thông tin về pháp luật doanh nghiệp có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời và chính xác.

>>>>> Tìm hiểu thêm bài viết: Thành lập Doanh nghiệp

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi