Tuyến đường hợp lý để hưởng chế độ tai nạn lao động
Công nhân Thắng do đi làm muộn đã đi tắt sang đường, lối đi này không được phép đi theo luật giao thông. Anh bị tai nạn lao động, suy giảm 65% khả năng lao động. Vậy xin hỏi anh có được hưởng chế độ tai nạn lao động không và chế độ hưu trí như thế nào khi anh năm nay 53 tuổi và đã đóng bảo hiểm xã hội được 16 năm.
Câu hỏi:
Sáng ngày 10/6, công nhân Vũ Đức Thắng đi làm. Do đi muộn, nên khi đến gần nhà máy thì công nhân Thắng đi tắt qua đường A để sang đường (đó là một lối đi nhỏ do dân tự tạo, là một khe cống, khe cống này rộng vừa đủ cho 1 chiếc xe máy đi qua, đây không phải là lối đi được phép đi theo luật giao thông). Khi vừa qua khe cống đó thì bị một chiếc xe 4 chỗ tông vào. Công nhân Thắng đã được anh em đưa đi cấp cứu ở bệnh viện tỉnh và trưa đó gia đình đưa lên Việt Đức điều trị. Công nhân Thắng bị xây xát nhiều và bị chấn thương vùng đầu, giám định suy giảm 65% khả năng lao động. Tôi được biết tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc, trên tuyến đường hợp lý có thể được xác định là tai nạn lao động và hưởng chế độ tai nạn lao động. Vậy xin hỏi Luật sư:
1- Tuyến đường hợp lý để hưởng chế độ tai nạn lao động được hiểu như thế nào? Công nhân Thắng có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?
2- Do sức khỏe yếu không thể đi làm tiếp nên công nhân Thắng xin nghỉ hưu, xin nói thêm là năm nay anh 53 tuổi, đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại công ty 16 năm. Vậy, anh có được hưởng chế độ hưu trí không?
Trả lời:
Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Khái niệm Tuyến đường hợp lý để hưởng chế độ tai nạn lao động
Khoản 8 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động giải thích về tai nạn lao động như sau:
” 8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”
Bên cạnh đó, Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động có quy định:
“ Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Như vậy, tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý có thể được xác định là tai nạn lao động để hưởng chế độ tai nạn lao động.
Mặc dù pháp luật hiện hành không có giải thích về khái niệm tuyến đường hợp lý, tuy nhiên, tham khảo giải thích trước đó và thực tế áp dụng, có thể hiểu: tuyến đường hợp lý là tuyến đường mà người lao động thường xuyên đi từ nơi ở, nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại.
Đối chiếu với các nội dung trên, để được hưởng chế độ tai nạn lao động thì anh A phải đáp ứng đầy đủ cả hai điều kiện:
– Về thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn lao động.
– Mức suy giảm khả năng lao động.
Việc anh A đi tắt qua đường A để sang đường (đó là một lối đi nhỏ do dân tự tạo, là một khe cống, khe cống này rộng vừa đủ cho 1 chiếc xe máy đi qua đây không phải là lối đi được phép đi theo luật giao thông). Đây không được coi là tuyến đường hợp lý, bởi đây không phải là tuyến đường công nhân Thắng thường xuyên đi và về giữa nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc, do đi làm muộn nên anh mới đi qua, bình thường anh không đi theo con đường này. Mặt khác đây còn là lối đi không được phép đi theo quy định của luật giao thông. Vậy có thể kết luận rằng đây không phải là tuyến đường hợp lý nên công nhân Thắng không được hưởng chế độ tai nạn lao động mà không cần xét đến điều kiện thứ hai.
Điều kiện hưởng hưu trí khi bị suy giảm khả năng lao động
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội về điều kiện hưởng lương hưu khi bị tai nạn lao động như sau:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên”
Điều 61 Luật bảo hiểm xã hội quy đinh về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
” Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội”.
Như bạn trình bày, công nhân Thắng năm nay 53 tuổi, bị suy giảm 65% khả năng lao động tuy nhiên anh lại chưa đủ tuổi và chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ hưu trí (mới đóng 16 năm mà theo quy định trên thì phải đủ 20 năm mới được). Do vậy anh không được hưởng chế độ hưu trí. Tuy nhiên theo Điều 61 Luật bảo hiểm xã hội thì anh có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu khi đủ tuổi.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức lương trưởng ban quản trị nhà chung cư?
Mức thù lao của các thành viên Ban quản trị nhà chung cư nói chung và trưởng ban quản trị nhà chung cư nói riêng do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng góp theo quyết định của hội nghị nhà chung...

Công ty có được giữ bằng gốc của nhân viên không?
Công ty không được giữ bằng gốc của nhân viên, hành vi giữ bằng gốc là trái với quy định của pháp luật, nếu người sử dụng lạo động là cá nhân giữ bằng gốc của nhân viên sẽ bị phạt tiền từ từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng, còn đối với tổ chức sẽ bị phạt gấp...

Công ty có được phạt tiền nhân viên không?
Với hành vi phạt tiền thay việc xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, bị buộc trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao...

Giám đốc có được làm chủ tịch công đoàn không?
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động. Vậy Giám đốc có được làm chủ tịch công đoàn...

Công ty có được giữ lương nhân viên không?
Công ty không được giữ lương của người lao động bởi một trong những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, kết hiện hợp đồng lao động là yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động theo khoản 2 Điều 17 Bộ luật lao...
Xem thêm