Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hội đồng trọng tài lao động theo quy định Bộ luật lao động
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7353 Lượt xem

Hội đồng trọng tài lao động theo quy định Bộ luật lao động

Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp lao động được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng một cách hiệu quả bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại

Hội đồng trọng tài lao động là gì?

Hội đồng trọng tài lao động là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích theo các Điều 187, 191, 195 Bộ luật lao động hiện hành.

Cụ thể, Điều 185 Bộ luật lao động quy định về Hội đồng trọng tài lao động như sau:

Điều 185. Hội đồng trọng tài lao động

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động, bổ nhiệm Chủ tịch, thư ký và các trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là 05 năm.

2. Số lượng trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, ít nhất là 15 người, bao gồm số lượng ngang nhau do các bên đề cử, cụ thể như sau:

a) Tối thiểu 05 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề cử, trong đó có Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo và thư ký Hội đồng là công chức của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Tối thiểu 05 thành viên do công đoàn cấp tỉnh đề cử;

c) Tối thiểu 05 thành viên do các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử.

3. Tiêu chuẩn và chế độ làm việc của trọng tài viên lao động được quy định như sau:

a) Trọng tài viên lao động là người hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động, có uy tín và công tâm;

b) Khi đề cử trọng tài viên lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công đoàn cấp tỉnh, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động có thể cử người của cơ quan, tổ chức mình hoặc cử người khác đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đối với trọng tài viên lao động theo quy định;

c) Thư ký Hội đồng trọng tài lao động thực hiện nhiệm vụ thường trực của Hội đồng trọng tài lao động. Trọng tài viên lao động làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

4. Khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại các điều 189, 193 và 197 của Bộ luật này, Hội đồng trọng tài lao động quyết định thành lập Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp như sau:

a) Đại diện mỗi bên tranh chấp chọn 01 trọng tài viên trong số danh sách trọng tài viên lao động;

b) Trọng tài viên lao động do các bên lựa chọn theo quy định tại điểm a khoản này thống nhất lựa chọn 01 trọng tài viên lao động khác làm Trưởng Ban trọng tài lao động;

c) Trường hợp các bên tranh chấp cùng lựa chọn một trọng tài viên để giải quyết tranh chấp lao động thì Ban trọng tài lao động chỉ gồm 01 trọng tài viên lao động đã được lựa chọn.

5. Ban trọng tài lao động làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.

6. Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, chế độ và điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động; tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động; việc thành lập và hoạt động của Ban trọng tài lao động quy định tại Điều này.

Quy định hội đồng trọng tài lao động theo quy định của Bộ luật lao động

Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp lao động được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng một cách hiệu quả bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Căn cứ vào tổ chức và hoạt động, trọng tài lao động có hai loại: trọng tài lao động vụ việc và trọng tài lao động thường trực; căn cứ vào tính chất, trọng tài lao động có hai loại: trọng tài lao động tự nguyện và trọng tài lao động bắt buộc. Điểm riêng biệt của trọng tài so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác là ở kết quả giải quyết bằng trọng tài là quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm.

Điều 185 Bộ luật Lao động quy định về thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động.

– Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập gồm ít nhất 15 thành viên:

+ Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được bổ nhiệm trọng tài viên lao động, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;

+ Thư ký Hội đồng là công chức Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được bổ nhiệm trọng tài viên lao động, là thường trực của Hội đồng, làm việc theo chế độ chuyên trách;

+ Thành viên khác của Hội đồng là các trọng tài viên lao động còn lại, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;

So với số lượng thành viên trong hội đồng trọng tài lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2012, số lượng thành viên hội đồng trọng tài lao động theo quy định Bộ luật lao động hiện hành tăng lên đáng kể (từ không quá 7 người lên tối thiểu 15 người). Việc mở rộng thành phần tham gia quá trình giải quyết tranh chấp lao động là biện pháp bảo đảm tính đúng đắn, hợp lý của kết quả giải quyết tranh chấp lao động trên cơ sở sử dụng trí tuệ và kinh nghiệm của những người tham gia.

– Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải các tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và tranh chấp lao động tập thể về quyền theo quy định.

Khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định, Hội đồng trọng tài lao động quyết định thành lập Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp như sau:

+ Đại diện mỗi bên tranh chấp chọn 01 trọng tài viên trong số danh sách trọng tài viên lao động;

+ Trọng tài viên lao động do các bên lựa chọn theo quy định thống nhất lựa chọn 01 trọng tài viên lao động khác làm Trưởng Ban trọng tài lao động;

Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, Ban trọng tài lao động làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp các bên tranh chấp cùng lựa chọn một trọng tài viên để giải quyết tranh chấp lao động.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động.

Như vậy, theo quy định của Điều 185 Bộ luật Lao động, trọng tài lao động ở nước ta là trọng tài thường trực (xét về phương diện tổ chức và hoạt động) và là trọng tài bắt buộc (xét ở phương diện tính chất). Bộ luật Lao động chưa có quy định về trọng tài vụ việc và trọng tài tự nguyện.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi