Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tại sao thời hạn bảo hộ sáng chế là 20 năm?
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 737 Lượt xem

Tại sao thời hạn bảo hộ sáng chế là 20 năm?

Đăng ký bảo hộ sáng chế được xem là thủ tục bắt buộc để xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho người sáng tạo ra nó, là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Xã hội ngày một phát triển, các sản phẩm trí tuệ càng trở nên đa dạng hơn. Cùng với đó là nhu cầu bảo vệ các tài sản trí tuệ trở thành tất yếu trong đó điển hình là sáng chế. Vậy sáng chế là gì? Tại sao phải đăng ký bảo hộ sáng chế? Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế? Tại sao thời hạn bảo hộ sáng chế là 20 năm? Khách hàng quan tâm những nội dung trên theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Sáng chế là gì?

Theo khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009, Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ  của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Như vậy đăng ký bảo hộ sáng chế là thủ tục cần thực hiện để xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng là sáng chế theo quy định cụ thể của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tại sao phải đăng ký bảo hộ sáng chế?

Đăng ký sáng chế được xem là thủ tục bắt buộc để xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho người sáng tạo ra nó. Là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;

Đồng thời khi đăng ký sáng chế thành công, chủ sở hữu sẽ có quyền độc quyền sử dụng, chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế của mình. Vì vậy nếu bất kỳ bên thứ ba nào khai thác sử dụng sáng chế mà không được phép của chủ sở hữu sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thêm vào đó, chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm sáng chế đã được bảo hộ của mình.

Ngoài ra khi đã trở thành chủ sở hữu, có quyền khai thác sáng chế thì sẽ giúp chủ sở hữu có thể bù đắp các chi phí đầu tư, được hưởng thành quả từ kết quả sáng tạo của chính mình.

Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế?

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Có tính mới;

– Có trình độ sáng tạo;

– Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Có tính mới;

– Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Lưu ý: tính mới được hiểu là chưa bị bộc lộ công khai trong và ngoài nước, không trùng hoặc tương tự với sản phẩm khác. Trình độ sáng tạo có thể hiểu là sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Khả năng áp dụng công nghiệp là nó có thể sử dụng để chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Tại sao thời hạn bảo hộ sáng chế là 20 năm?

Như đã chia sẻ ở trên, Sáng chế được bảo hộ dưới hai dạng: Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Theo điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 quy định hiệu lực của văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó quy định hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với sáng chế cụ thể như sau:

– Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.

– Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

Theo như những gì bạn cung cấp, bạn nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế vào năm 2014, đến năm 2015 thì bạn được cấp văn bằng bảo hộ và đến nay đã được 05 năm. Từ đó có thể thấy những điểm sau:

Ví dụ: Năm 2021: Bạn nộp đơn đăng ký sáng chế.

Năm 2022: Bạn được cấp Bằng độc quyền sáng chế

Vậy, Bằng độc quyền sáng chế của bạn có hiệu lực hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn (có hiệu lực đến năm 2041 vì tính từ ngày nộp đơn là năm 2021).

Duy trì bằng độc quyền sáng chế được không?

Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực 20 mươi năm kể từ ngày nộp đơn, khi hết thời hạn này bạn không còn được độc quyền sử dụng sáng chế nữa. Như vậy, để được tiếp tục bảo hộ độc quyền sáng chế, khi hết thời hạn bảo hộ là 20 năm đối với sáng chế, bạn cần tiến hành thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ như sau:

Chủ sở hữu văn bằng bảo hộ sáng chế thực hiện duy trì Bằng độc quyền sáng chế trong vòng sáu tháng tính đến ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực. Thủ tục duy trì hiệu lực có thể được thực hiện muộn hơn thời hạn trên, nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực trước và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp thêm 10% lệ phí duy trì hiệu lực muộn cho mỗi tháng nộp muộn.

Luật Hoàng Phi hỗ trợ thủ tục đăng ký độc quyền sáng chế uy tín

Luật Hoàng Phi với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong việc đăng ký bản quyền sáng chế, chúng tôi hiện là đơn vị được nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lựa chọn khi có nhu cầu.

Với những Khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký độc quyền sáng chế, chúng tôi Cam kết thực hiện các công việc như sau:

– Hỗ trợ tư vấn miễn phí cho Khách hàng về thủ tục đăng ký sáng chế;

– Soạn thảo hồ sơ, thủ tục cho khách hàng;

– Theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ và trả lời giải đáp khi cơ quan thẩm quyền có yêu cầu;

Đồng thời trong quá trình thực hiện công việc, chúng tôi đảm bảo dịch vụ chúng tôi cung cấp sẽ đảm bảo về:

– Chi phí cạnh tranh, không phát sinh;

– Thời gian nhanh chóng;

– Thủ tục đơn giản;

– Luật sư nhiệt tình, chuyên nghiệp;

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về giải đáp thắc mắc liên quan đến Tại sao thời hạn bảo hộ sáng chế là 20 năm? Cùng một số vướng mắc khác liên quan đến sáng chế. Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ trọn gói vui lòng liên hệ qua hotline: 0981.378.999 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi