Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Sự kiện bất khả kháng là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Dân sự |
  • 4587 Lượt xem

Sự kiện bất khả kháng là gì?

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện nằm ngoài ý chí chủ quan của con người không thể nhận thấy trước tuy đã thực hiện các biện pháp cần thiết và trong phạm vi khả năng của chủ thể.

 Tham chiếu theo quy định pháp luật thì khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng bên vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường dân sự nhưng trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ này lại được giải trừ khi chủ thể này rơi vào trường hợp bất khả kháng.

Vậy bản chất của sự kiện bất khả kháng là gì? chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng bài viết sau đây.

Sự kiện bất khả kháng là gì?

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện nằm ngoài ý chí chủ quan của con người không thể nhận thấy trước tuy đã thực hiện các biện pháp cần thiết và trong phạm vi khả năng của chủ thể.

Ngoài ra, sự kiện bất khả kháng còn có thể là điều khoản quan trọng được ghi nhận trong hợp đồng của các bên, mà một trong các bên tham gia hợp đồng có hành vi vi phạm và có thiệt hại xảy ra trên thực tế nhưng không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Ví dụ về sự kiện bất khả kháng?

Sau đây, tổng đài tư vấn 19006557 xin giới thiệu đến quý khách hàng một số tình huống:

Ví dụ 1: Công ty A tỉnh X thỏa thuận bán cho công ty B tỉnh Y 100 mặt hàng sản phẩm gốm sứ và cam kết giao cho B vào ngày 05/08/2020, tuy nhiên trong quá trình giao hàng, do có cơn bão mạnh xe vận chuyển của công ty A gặp tai nạn dẫn đến một nửa số hàng bị hư hỏng.

Trong trường hợp này, do sự kiện thiên tai xảy ra, mà công ty A không thể giao đúng số lượng và chất lượng hàng hóa đã cam kết với công ty B.

Ví dụ 2: Công ty A ở Mỹ ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với Công ty B ở Việt Nam, hai bên thỏa thuận A sẽ thực hiện thanh toán đầy đủ cho B trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hàng hóa từ B.

Tuy nhiên, trong thời gian này, Mỹ xảy ra 01 cuộc khủng bố, bên A thiệt hại nặng nề về tài sản và không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính cho B.

Ví dụ 3: Công ty A ở Việt Nam giao kết hợp đồng nhập khẩu mặt hàng X với Công ty B ở Trung Quốc. Tuy nhiên, khi đến ngày giao hàng theo hợp đồng thì Nhà nước ban hành văn bản quy định đây là mặt hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam, chính vì vậy, mà việc giao hàng của B cho A không thể thực hiện được.

Điều kiện để sự kiện coi là bất khả kháng

Hiện nay theo quy định của pháp luật dân sự, một sự kiện được coi là sự kiện bất khả nắng phải thỏa mãn 03 điều kiện. Hay nói cách khác khi thỏa mãn được 03 điều kiện này thì bên có nghĩa vụ mặc dù có hành vi vi phạm xảy ra trên thực tế nhưng không phát sinh nghĩa vụ bồi thời thiệt hại. Cụ thể:

1/ Đây là sự kiện xảy ra khách quan

Sự kiện khách quan ở đây có thể bao gồm:

– Sự kiện tự nhiên là thiên tai (lũ lụt, hạn hán,…); dịch bệnh.

– Sự kiện do con người gây ra: chiến tranh, đảo chính, đình công, cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, thay đổi chính sách.

– Sự kiện do các bên thỏa thuận: mất điện, lỗi mạng…

2/ Đây là sự kiện không thể lường trước được.

Theo đó, sự kiện này phải xảy ra độc lập không nằm trong ý chí chủ quan của các chủ thể giao kết hợp đồng. Hay nói cách khác, sự kiện bất khả kháng phải không thể lường trước được tại thời điểm ký kết hợp đồng hoặc trong giai đoạn thực hiện hợp đồng cho đến khi xảy ra sự vi phạm hợp đồng.

3/ Chủ thể bị ảnh hưởng đã thực hiện đầy đủ các biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép

Khi chủ thể trong hợp đồng thuộc vào trường hợp bất khả kháng thì với hành vi của chủ thể đó lúc này sẽ không mang tính có lỗi và pháp luật dân sự không đặt ra trách nhiệm bồi thường đối với hành vi này (Khoản 2 Điều 584).

Do đó, khi giao kết hợp đồng các bên cần quy định rõ ràng về điều khoản này để bảo đảm về quyền và lợi ích giữa các bên cũng như tránh những tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai.

Hệ quả pháp lý của sự kiện bất khả kháng

Như đã trình bày ở trên, ngoại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định rõ những loại trách nhiệm nào mà bên vi phạm không phải chịu. Trong khi đó, Luật Thương mại năm 2005 quy định rộng hơn về vấn đề này và miễn trách nhiệm của bên vi phạm đối với hầu hết các biện pháp khắc phục, bao gồm bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng (Xem thêm tại Điều 294, 296, 300 Luật Thương mại năm 2005)

Dựa trên các quy định của pháp luật về hợp đồng và thông lệ thị trường, trong trường hợp vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có thể áp dụng nhiều biện pháp khắc phục liên quan đến trách nhiệm tài chính và không liên quan đến trách nhiệm tài chính.

Các biện pháp khắc phục liên quan đến trách nhiệm tài chính bao gồm:

(i) bồi thường thiệt hại

(ii) phạt vi phạm

(iii) lãi chậm trả

(iv) tiền thanh toán trước

(v) yêu cầu mọi khoản thanh toán chưa đến hạn phải đến hạn và thanh toán

(vi) bù trừ nghĩa vụ

(vii) yêu cầu thanh toán đối với các khoản thanh toán khác

Biện pháp khắc phục không liên quan đến trách nhiệm tài chính bao gồm:

(i) buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ

(ii) tạm ngừng thực hiện hợp đồng

(iii) hủy bỏ hợp đồng

(iv) đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Quyền chấm dứt hợp đồng khi xảy ra sự kiện bất khả kháng

Các bên tham gia giao kết hợp đồng xem xét các điều khoản đã được cam kết như:

– Hậu quả khi xảy ra sự kiện;

– Nghĩa vụ thông báo của bên bị ảnh hưởng với bên kia;

– Quyền gia hạn hợp đông theo thời hạn mà hai bên thỏa thuận;

– Quyền chấm dứt hợp đồng của một trong các bên kể từ khi hêt thời hạn gia hạn hợp đồng mà sự kiện này vẫn xảy ra.

Trường hợp hợp đồng chưa có điều khoản này, nhưng loại hợp đồng này lại được điều chỉnh bởi Luật Thương mại các bên có thể tham chiếu áp dụng quy định tại Điều 296 của Luật này về việc gia hạn thời hạn thực hiện hợp đồng. Nếu hết hạn thời hạn đã được quy định các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng.

Còn nếu hợp đông không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại hoặc Điều 296 của Luật này thì các bên có thể tham khảo Khoản 2 Điều 351 BLDS 2015 hoặc Khoản 1 Điều 294 Luật thương mại.

 Quy định cụ thể như sau: Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

Điều đó có nghĩa, các bên sẽ được giải trừ các nghĩa vụ khi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Hay khi xảy ra sự kiện này, nếu không thỏa thuận được thời hạn gia hạn, hợp đồng sẽ mặc nhiên chấm dứt.

Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của tổng đài về Sự kiện bất khả kháng. Nếu có bất kì thắc mắc hay các vấn đề cần giải đáp xin liên hệ trực tiếp với tổng đài 19006557 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi