• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2561 Lượt xem

So sánh cầm đồ và thế chấp

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khi giao kết hợp đồng dân sư, các bên chủ thể trong hợp đồng luôn mong muốn đạt được những lợi ích mà mình hướng đến. Tuy nhiên, để tránh những thiệt hại có thể xảy ra, cũng như để kiểm soát được rủi ro, tối đa hóa được lợi ích thì bên có quyền đặc biệt quan tâm đến năng lực, khả năng và điều kiện thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

Đó chính là một trong các tiền đề quan trọng cho sự ra đời của chế định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, mà cầm cố và thế chấp tài sản là hai biện pháp bảo đảm thường được sử dụng nhiều nhất. Nhưng cầm cố và thế chấp có những đặc điểm gì chung? Chúng khác nhau như thế nào? Qua bài viết này chúng tôi sẽ giúp Quý độc giả làm rõ được vấn đề So sánh cầm đồ và thế chấp tài sản.

Cầm đồ là gì?

Khái niệm cầm đồ chưa có quy định cụ thể như thế nào? Tuy nhiên theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP  của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư có điều kiện có đưa ra quy định về dịch vụ cầm đồ như sau: 

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.”

Theo đó, có thể hiểu cầm đồ là một loại hình kinh doanh có điều kiện mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để giao kết hợp đồng vay tiền.

Thế chấp là gì?

Thế chấp tài sản là một trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo khoản 2 Điều 292 Bộ luật Dân sự quy định

Điều 317 Bộ luật này quy định Thế chấp tài sản là việc một bên ( bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).

So sánh cầm đồ và thế chấp

So sánh cầm đồ và thế chấp được tổng hợp qua bảng sau:

Tiêu chí

Cầm cố

Thế chấp

Giống

+ Đều là các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự.

+ Các biện pháp này mang tính chất bổ sung cho nhiệm vụ chính.

+ Đều có mục đích nâng cao tính trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ.

Khác

Định nghĩa

Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015:

Là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015:

Là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)

Về đối tượng

+ Thường là động sản

+ Phải được chuyển giao

+ Thường là bất động sản

+ Không được chuyển giao.

Về hình thức

Pháp luật không xác định rõ về hình thức của cầm cố.

+ Nếu là động sản thì có thể bằng miệng hoặc văn bản.

+ Nếu là bất động sản thì phải bằng văn bản.

Bắt buộc phải bằng văn bản.

Nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm

+ Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

+ Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

+ Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

+ Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

+ Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

Quyền của bên nhận bảo đảm

+ Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.

+ Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

+ Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.

+ Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

+ Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.

+ Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.

+ Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.

+ Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

+ Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

+ Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

+ Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

Thời điểm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba

+ Kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản.

+ Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố thì thời điểm kể từ thời điểm đăng ký.

Kể từ thời điểm đăng ký.

Độ rủi ro

+ Bên nhận cầm cố ít bị rủi ro hơn do đã giữ được tài sản giá trị trong tay và được quyền bán hoặc trao đổi tài sản cầm cố nếu bên cầm cố không thể thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của mình.+ Bên nhận thế chấp gặp rủi ro cao hơn vì không nắm giữ tài sản thế chấp.

Trên đây là một vài thông tin về So sánh cầm cố và thế chấp mà chúng tôi cung cấp cho Quý bạn đọc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi