Trang chủ Văn bản pháp luật Quyết định 1450/QĐ-TCT 2021
  • Thứ hai, 16/10/2023 |
  • Văn bản pháp luật |
  • 1067 Lượt xem

Quyết định 1450/QĐ-TCT 2021

Quyết định 1450/QĐ-TCT được Tổng cục Thuế ban hành ngày 7/10/2021 về việc Quy định về thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế.

Thuộc tính văn bản

Cơ quan ban hành:Tổng cục ThuếNgười ký:Đặng Ngọc Minh
Số hiệu:1450/QĐ-TCTLĩnh vực:Thuế
Ngày ban hành:07/10/2021Ngày hiệu lực:07/10/2021
Loại văn bản:Quyết địnhNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:Còn hiệu lực

Quyết định 1450/QĐ-TCT được Tổng cục Thuế ban hành ngày 7/10/2021 về việc Quy định về thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế.

Theo đó, chữ ký số được sử dụng trong hóa đơn điện tử là chữ ký điện tử an toàn đáp ứng quy định, vùng dữ liệu chữ ký số chứa thông tin thời điểm ký số. Chữ ký số cần đính kèm chứng thư số.

Sau đây là nội dung chi tiết Quyết định 1450/QĐ-TCT 2021, mời các bạn cùng theo dõi.

Quyết định 1450/QĐ-TCT 2021

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
__________Số: 1450/QĐ-TCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________________Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THÀNH PHẦN CHỨA DỮ LIỆU NGHIỆP VỤ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VÀ PHƯƠNG THỨC TRUYỀN NHẬN VỚI CƠ QUAN THUẾ

_____________________________

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ

 

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký s;

Căn cứ Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;

Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ;

Căn cứ Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 22/2020/TT-BTTTT ngày 07 tháng 9 năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ký số, phần mềm kiểm tra chữ ký số;

Căn cứ Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định v hóa đơn, chứng từ;

Căn cứ Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và áp dụng đối với các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh khi đăng ký, sử dụng, cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC. Quyết định này thay thế Quyết định số 635/QĐ-TCT ngày 11/5/2020 của Tổng cục Thuế về thành phần chứa dữ liệu hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế.

Điều 3. Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp, Thủ trưởng các Cục, Vụ, đơn vị tương đương thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lãnh đạo Bộ Tài chính (để báo cáo);
– Tổng cục trưởng (để báo cáo);
– Lãnh đạo Tổng cục Thuế;
– Cục THTK;
– Website BTC, TCT;
– Lưu: VT, CNTT (2b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Đặng Ngọc Minh

QUY ĐỊNH

VỀ THÀNH PHẦN CHỨA DỮ LIỆU NGHIỆP VỤ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VÀ PHƯƠNG THỨC TRUYỀN NHẬN VỚI CƠ QUAN THUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 07 tháng 10 năm 2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)

Phần I. QUY ĐỊNH CHUNG

I. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi quy định: Quy định này mô tả về đặc tả kỹ thuật, định dạng cấu trúc, thành phần dữ liệu và phương thức truyền nhận hóa đơn điện tử giữa doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.

2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

II. Tài liệu tham khảo

1. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7322:2009 Công nghệ thông tin – Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động – Yêu cầu kỹ thuật đối với mã hình QR Code 2005;

2. EMV Book 4: EMV Integrated Circuit Card Specifications for Payment Systems – Book 4 Cardholder, Attendant, and Acquirer Interface Requirements (Đặc tả thẻ mạch tích hợp EMV dành cho các hệ thống thanh toán – Quyển 4 Các yêu cầu giao diện, Chủ thẻ, Người tham gia và Tổ chức thanh toán);

3. Quyết định số 1928/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công bố tiêu chuẩn cơ sở.

III. Từ ngữ viết tắt

STTTừ viết tắtMô tả
1GTGTGiá trị gia tăng
2HĐĐTHóa đơn điện tử
3Hóa đơn có mãHóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
4Hóa đơn không mãHóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
5NHNNNgân hàng nhà nước
6MSTMã số thuế
7NNTNgười nộp thuế
8QR CodeMã phản hồi nhanh (Quick Response Code)
9TCTNTổ chức cung cấp dịch vụ kết nối nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế
10TCGPTổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế cho người bán và người mua.
11TCKNGTTTổ chức, doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ kết nối chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp (Không qua TCTN)
12STTSố thứ tự
13XMLeXtensible Markup Language (Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng)
14Nghị định 123/2020/NĐ-CPNghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về hóa đơn, chứng từ
15CQTCơ quan thuế
16UBNDỦy ban nhân dân
17Thông tư 78/2021/TT-BTCThông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

IV. Quy định chung về các thành phần dữ liệu hóa đơn điện tử và thông điệp truyền nhận

1. Thẻ XML và biểu diễn dữ liệu

a) Thẻ XML

Tên thẻ được viết liên không dấu và được viết tắt theo nguyên tắc sau:

– Lấy chữ cái đầu tiên viết hoa của mỗi từ, riêng từ cuối cùng giữ nguyên và viết hoa chữ cái đầu tiên. Ví dụ: Thẻ mô tả chỉ tiêu số lượng được viết tắt là SLuong; thẻ Dữ liệu hóa đơn được viết tắt là DLHDon.

– Trong trường hợp có từ hai thẻ trùng tên viết tắt trong cùng một thẻ thì bổ sung thêm một số ký tự để phân biệt. Ví dụ: Chỉ tiêu Tổng tiền được viết tắt là TgTien; chỉ tiêu Thành tiền được viết tắt là ThTien.

– Các cụm từ thường dùng được viết tắt theo quy định tại Mục III, Phần I quy định này.

Chú ý: Các quy định tại mục này không áp dụng cho các thẻ của chữ ký số.

b) Quy định về biểu diễn dữ liệu

– Tiêu chuẩn trình diễn bộ ký tự (Encoding): UTF-8.

– Tiêu chuẩn về bộ ký tự và mã hóa cho tiếng Việt: TCVN 6909:2001.

2. Định dạng dữ liệu

a) Định dạng số: Dữ liệu dạng số có tối đa 21 chữ số không bao gồm dấu (.) phân tách phần nguyên và phần thập phân (nếu có) và dấu âm (-) (nếu có), trong đó phần thập phân có tối đa 6 chữ số. Trong đó:

Dữ liệu dạng số nguyên được mô tả có độ dài tối đa là x, trong đó x là tổng số chữ số tối đa (không bao gồm dấu âm (-) (nếu có)).

Dữ liệu dạng số thập phân được mô tả có độ dài tối đa là x, y, trong đó: x là tổng số chữ số tối đa (bao gồm cả phần nguyên và phần thập phân, không bao gồm dấu (.) phân cách và dấu âm (-) (nếu có)); y là số chữ số tối đa phần thập phân.

Ví dụ: Chỉ tiêu Tỷ giá được mô tả có độ dài tối đa là 7,2, trong đó 7 là tổng số chữ số tối đa (bao gồm cả phần nguyên và phần thập phân); 2 là số chữ số tối đa phần thập phân.

b) Định dạng kiểu ngày (date): YYYY-MM-DD, trong đó: YYYY là 4 số chỉ năm, MM là 2 số chỉ tháng, DD là 2 số chỉ ngày. Dữ liệu kiểu ngày thuộc múi giờ GMT+7 (+07:00).

Ví dụ: 2022-07-22 là ngày 22 tháng 7 năm 2022.

Định dạng kiểu ngày giờ (dateTime): YYYY-MM-DDThh:mm:ss, trong đó: YYYY là 4 số chỉ năm, MM là 2 số chỉ tháng, DD là 2 số chỉ ngày, T là ký hiệu phân tách phần dữ liệu ngày giờ, hh là 2 số chỉ giờ (từ 00 tới 23, không sử dụng AM/PM), mm là 2 số chỉ phút, ss là 2 số chỉ giây. Dữ liệu kiểu ngày giờ thuộc múi giờ GMT+7 (+07:00).

Ví dụ: 2022-07-24T18:39:30 là 18 giờ 39 phút 30 giây ngày 24 tháng 7 năm 2022.

Chú ý: Định dạng số, ngày và ngày giờ nêu trên chỉ áp dụng trong dữ liệu XML.

c) Quy định về đơn vị tiền tệ: Thực hiện theo quy định tại điểm c, khoản 13, Điều 10 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

d) Quy định về hóa đơn điện tử có sai sót: Thực hiện theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 7 của Thông tư 78/2021/TT-BTC.

đ) Quy định về tiêu chí “Ràng buộc” tại các bảng mô tả chi tiết định dạng dữ liệu: Trường hợp tiêu chí “Ràng buộc” quy định là “Bắt buộc (nếu có)”, NNT và CQT phải căn cứ quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để xác định việc ghi hay không ghi giá trị đối với một chỉ tiêu (“thẻ”) cụ thể, NNT và CQT có thể tham khảo thêm thông tin dẫn chiếu tại tiêu chí “Tham khảo”.

3. Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử

Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm 34 ký tự và là duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế hoặc hệ thống của đơn vị do cơ quan thuế ủy quyền tạo ra trên các hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

4. Chữ ký số

– Chữ ký số được sử dụng là chữ ký điện tử an toàn đáp ứng quy định tại Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005; Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 9/2018 quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và các văn bản hướng dẫn. Chữ ký số được đặc tả theo chuẩn XML Signature Syntax and Processing quy định tại Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước và Thông tư số 22/2020/TT-BTTTT ngày 07 tháng 9 năm 2020 của Bộ thông tin và Truyền thông quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ký số, phần mềm kiểm tra chữ ký số.

– Vùng dữ liệu chữ ký số chứa thông tin thời điểm ký số (thẻ SigningTime, được đặt trong thẻ SignatureObjectSignaturePropertiesSignatureProperty). Thẻ SigningTime có kiểu dữ liệu là ngày giờ theo quy định tại điểm b, Khoản 2, Mục IV, Phần I quy định này.

– Sử dụng thuộc tính URI của các thẻ Reference của chuẩn XML Signature Syntax and Processing để xác định các vùng dữ liệu cần ký số đối với từng loại dữ liệu bao gồm cả thời điểm ký số.

– Chữ ký số cần đính kèm chứng thư số (thẻ X509SubjectName và thẻ X509Certificate).

Trong đó:

– Phần thông tin chung (TTChung): Chứa các thông tin phiên bản, mã nơi gửi, mã nơi nhận, mã loại thông điệp, mã thông điệp, mã thông điệp tham chiếu, mã số thuế, số lượng.

– Phần dữ liệu (DLieu): Chứa các thông tin hóa đơn, thông báo hủy, đề nghị, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế, … được định nghĩa tại Phần II quy định này.

Định dạng chi tiết của thông điệp được mô tả tại bảng sau:

Tên chỉ tiêuTên thẻĐộ dài tối đaKiểu dữ liệuRàng buộc
Thẻ TDiep chứa thông tin truyền nhận bao gồm thông tin chung, thông tin chi tiết
Thẻ TDiepTTChung chứa thông tin chung của thông điệp
Phiên bản của thông điệp (Trong Quy định này có giá trị là 2.0.0)PBan6Chuỗi ký tựBắt buộc
Mã nơi gửiMNGui14Chuỗi ký tựBắt buộc
Mã nơi nhậnMNNhan14Chuỗi ký tựBắt buộc
Mã loại thông điệpMLTDiep3SốBắt buộc
Mã thông điệpMTDiep46Chuỗi ký tựBắt buộc
Mã thông điệp tham chiếuMTDTChieu46Chuỗi ký tựBắt buộc (Trừ trường hợp hệ thống của bên nhận không bóc tách và lấy được thông điệp gốc)
Mã số thuế (MST của NNT)MST14Chuỗi ký tựBắt buộc
Số lượngSLuong7SốBắt buộc
Thẻ TDiepDLieu chứa phần dữ liệu của thông điệp

Mô tả chi tiết:

– Phần thông tin chung (TTChung):

+ Mã nơi gửi (MNGui), mã nơi nhận (MNNhan): Được quy định đối với cơ quan thuế là TCT; đối với TCTN, TCKNGTT là nhóm 11 đến 14 ký tự được quy định như sau: Ký tự đầu tiên là V để thể hiện TCTN, K để thể hiện TCKNGTT; 10 đến 13 ký tự tiếp theo là MST của TCTN/TCKNGTT, không bao gồm dấu “-”.

Ví dụ 1: TCTN có MST là 0107001729-001.

Khi TCTN gửi dữ liệu cho cơ quan thuế thì MNGui là: V0107001729001, MNNhan là: TCT.

Khi cơ quan thuế gửi dữ liệu cho TCTN thì MNGui là: TCT, MNNhan là: V0107001729001.

Ví dụ 2: TCKNGTT có MST là 0107001730-001.

Khi TCKNGTT gửi dữ liệu cho cơ quan thuế thì MNGui là: K0107001730001, MNNhan là: TCT.

Khi cơ quan thuế gửi dữ liệu cho TCKNGTT thì MNGui là: TCT, MNNhan là: K0107001730001.

+ Mã loại thông điệp: Là mã mô tả loại thông điệp truyền/nhận, chi tiết tại Phụ lục I kèm theo Quy định này.

+ Mã thông điệp: Được sinh ra bởi hệ thống nơi gửi, đảm bảo tính duy nhất trên toàn hệ thống, có định dạng: MNGui + 32 ký tự in hoa được tạo ra theo thuật toán sinh UUID (Universally Unique Identifier) phiên bản 4, không bao gồm dấu “-”.

Ví dụ: TCTN có MST là 0107001729-001.

Khi TCTN truyền dữ liệu đến cơ quan thuế sẽ sinh mã thông điệp là: V0107001729001F6CA05C0FAD546FCA237A8E930E7CB49.

Khi cơ quan thuế truyền dữ liệu đến TCTN sẽ sinh mã thông điệp là: TCTBDE3DA3CB31844988A039A773AFA84BD.

+ Mã thông điệp tham chiếu: Được sinh ra đối với các thông điệp phản hồi và có giá trị là mã thông điệp của thông điệp gửi đến.

Ví dụ: TCTN có MST là 0107001729.

Khi TCTN gửi dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế sẽ sinh mã thông điệp như sau: V010700172962B2EDC3B09F4BF98DBFC4D599479A29.

Khi cơ quan thuế phản hồi lại kết quả cho TCTN sẽ sinh mã thông điệp là TCTE70C060922AD4493ABCC0E3445291397 và mã thông điệp tham chiếu là V010700172962B2EDC3B09F4BF98DBFC4D599479A29.

+ Mã số thuế (MST): Là mã số thuế của NNT có dữ liệu được gửi trong thông điệp.

+ Số lượng (SLuong): Là tổng số lượng dữ liệu (tổng số lượng hóa đơn không mã, tổng số lượng bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn không mã,…) bên trong thẻ DLieu của thông điệp.

Ví dụ: Khi TCTN gửi đồng thời dữ liệu 04 hóa đơn điện tử không mã của doanh nghiệp B đến cơ quan thuế trong năm 2022 thì chỉ tiêu Số lượng (SLuong) trong thông điệp gửi có giá trị là 4.

– Phần dữ liệu (DLieu): Mỗi thông điệp chứa một loại dữ liệu của một NNT. Loại dữ liệu bao gồm: Dữ liệu hóa đơn điện tử có mã, hóa đơn điện tử không có mã và dữ liệu khác.

– Dung lượng tối đa của một thông điệp là 2MB.

…………………………..

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 và Luật Viên chức số...

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu,...

Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết Luật Hộ tịch

Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết Luật Hộ tịch là nội dung được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Mời Quý vị theo...

Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, Quốc hội ban hành Luật lý lịch tư pháp số...

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp tới Quý đôc giả thông tin Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm...

Xem thêm