• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1391 Lượt xem

Quyền nuôi con khi ly hôn có 2 con

Về mặt pháp lý, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, có 2 trường hợp đó là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên (hay còn gọi là đơn phương ly hôn).

Tự nguyện là một trong những nguyên tắc cơ bản của nam, nữ khi kết hôn và ly hôn. Trên cơ sở đó, pháp luật tôn trọng quyền bắt đầu và chấm dứt quan hệ hôn nhân. Đồng thời, các định kiến xã hội với vấn đề ly hôn đang dần được xóa bỏ, dẫn đến tình trạng ly hôn ở Việt Nam trong những năm gần đây tăng mạnh.

Khi ly hôn, vấn đề tài sản và nuôi dưỡng con cái là hai vấn đề cơ bản cần giải quyết.

Để giải đáp thắc mắc liên quan đến quyền nuôi dưỡng con mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Quyền nuôi con khi ly hôn có 2 con của chúng tôi.

>>>>> Tham khảo: Thủ tục ly hôn

Khái quát chung về ly hôn

Về mặt pháp lý, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, có 2 trường hợp đó là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên (hay còn gọi là đơn phương ly hôn). Trong đó:

– Thuận tình ly hôn

Thuận tình ly hôn là trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn. Trong trường hợp này, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

Trong trường hợp không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

– Đơn phương ly hôn

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Thông thường, thuận tình ly hôn sẽ được giải quyết nhanh chóng và thuận lợi hơn so với đơn phương ly hôn.

Vậy, khi ly hôn quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con được quy định như thế nào. Mời theo dõi phần tiếp theo của bài viết Quyền nuôi con khi ly hôn có 2 con.

Quy định của pháp luật về quyền nuôi con sau ly hôn

Quyền nuôi con khi ly hôn được quy định tại điều 81, điều 82, điều 83, điều 84 Luật Hôn nhân gia đình. Căn cứ vào các quy định này, có thể chia thành 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Có thỏa thuận về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con

Về cơ bản pháp luật tôn trọng quyền thỏa thuận của vợ chồng khi ly hôn. Do đó, vợ và chồng tự do thỏa thuận về việc ai là người trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục con cái; mức, phương thức cấp dưỡng sao cho phù hợp, đảm bảo cho con phát triển tốt nhất và thể chất và tinh thần.

Trường hợp 2: Không có thỏa thuận về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con

Trường hợp  không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Bên cạnh đó, cần lưu ý

(i) Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

(ii) Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Quyền nuôi con khi ly hôn khi có 2 con

Căn cứ vào các quy định pháp luật, quyền nuôi con khi ly hôn khi có 2 con được thực hiện như sau:

Thứ nhất: Theo thỏa thuận của các bên

Vợ, chồng khi ly hôn có quyền thỏa thuận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục 2 con sao cho phù hợp với điều kiện của mỗi người đảm bảo cho con cái được phát triển tốt nhất cả về thể chất lẫn tinh thần, theo hai hướng sau:

– Chồng hoặc vợ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cả 2 con;

– Mỗi người trực tiếp nuôi dưỡng một người con.

Kể cả trường hợp con dưới 36 tháng tuổi, nhưng hai bên thỏa thuận nếu phù hợp với lợi ích của con thì con dưới 36 tháng tuổi vẫn có thể được giao cho bố trực tiếp nuôi dưỡng.

Thứ hai: Không có thỏa thuận

Trường hợp, vợ chồng ly hôn không có thỏa thuận về việc nuôi dưỡng con cái, thì quyền nuôi con khi ly hôn khi có 2 con xử lý như sau:

– Có con dưới 36 tháng (<3 tuổi)

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; còn con lớn hơn 36 tháng tuổi thường được giao cho bố trực tiếp nuôi dưỡng nếu bố có đủ điều kiện giúp con phát triển về mọi mặt. Như vậy, sẽ có 2 trường hợp xảy ra, đó là: (1) Cả 2 con dưới 36 tháng tuổi do mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không có điều kiện; (2) Có 1 con dưới 36 tháng tuổi, vợ được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi, chồng nuôi con từ 36 tháng tuổi trở lên.

– Có con dưới 7 tuổi

Nếu không có thỏa thuận mà cả 2 con đều dưới 7 tuổi, quyền nuôi con khi ly hôn có 2 con được Tòa án sẽ xem xét các quyền lợi về mọi mặt của trẻ để đưa ra quyết định. Thông thường, nếu cả bố và mẹ đều đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái thì 2 con được giao cho bố và mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tức là, mỗi người trực tiếp nuôi dưỡng một người con. Nếu bố hoặc mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng thì việc việc trực tiếp nuôi 2 con có thể được giao cho người còn lại.

– Có con trên 7 tuổi

Nếu hai bên không có thỏa thuận, mà có con từ đủ 7 tuổi trở lên, Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên đồng thời cân nhắc điều kiện của bố mẹ. Khi đó, Tòa án sẽ tôn trọng nguyện vọng của các bé. Do đó, khi ly hôn, vợ hoặc chồng có thể trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cả 2 con nếu có đủ điều kiện và phù hợp với nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên.

Như vậy, qua bài viết quyền nuôi con khi ly hôn có 2 con, quý bạn đọc đã có được các thông tin liên quan đến vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc con cái sau ly hôn. Chúng tôi mong rằng, các thông tin trên sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

>>>>> Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin ly hôn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi