Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động
Cũng giống như các quan hệ pháp luật khác, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có tính đối lập, cụ thể là quyền của người lao động tương ứng với nghĩa vụ của người sử dụng lao động và ngược lại.
Trong quan hệ lao động, quyền lợi và nghĩa vụ là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng đối với người lao động. Đây cũng là nội dung mấu chốt của quan hệ lao động. Thông thường, quyền lợi của chủ thể này sẽ là nghĩa vụ của chủ thể khác. Để tránh tình trạng bị xâm phạm quyền và lợi ích của bản thân, mỗi người lao động cần nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Mời quý bạn đọc đến bài viết Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động của công ty Luật Hoàng Phi để có được những thông tin hữu ích.
Chủ thể trong quan hệ lao động
Có thể khẳng định rằng, quan hệ lao động cá nhân là quan hệ xã hội tất yếu của xã hội ngày này. Quan hệ lao động thực chất là quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình lao động. Trong quan hệ lao động có 2 chủ thể đó là người lao động và người sử dụng lao động.
Khoản 1 và khoản 2 Điều 3, Bộ Luật Lao động 2019 giải thích từ ngữ như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Cũng giống như các quan hệ pháp luật khác, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có tính đối lập, cụ thể là quyền của người lao động tương ứng với nghĩa vụ của người sử dụng lao động và ngược lại. Trong hầu hết các quan hệ pháp luật, người sử dụng lao động thường nắm chắc các quy định và chủ động hơn người lao động. Do đó đòi hỏi cần thường xuyên cập nhật các kiến thức pháp lý liên quan đến hợp đồng lao động cho người lao động. Từ đó, tạo tiền đề đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của người lao động. Để tìm hiểu kỹ hơn về các quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, mời quý bạn đọc đến với phần tiếp theo của bài viết.
Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động
Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động được quy định cụ thể tại điều 5 Bộ Luật Lao động 2019. Theo đó, người lao động có các quyền lợi và nghĩa vụ như sau:
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
– Quyền lợi của người lao động
Như vậy theo quy định trên thì người lao động có các quyền như: làm việc, tự do lựa chọn việc làm; hưởng lương phù hợp với trình độ; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động,….theo như quy định trong bộ luật lao động như đã nêu ở trên.
Trong đó:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là việc người lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Pháp luật hiện nay quy định mở rộng quyền đơn phương cho người lao động. Theo đó, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần có lý do, tuy nhiên cần thực hiện thủ tục báo trước theo đúng quy định.
Đình công được hiểu là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
– Nghĩa vụ của người lao động
Tương ứng với quyền thì người lao động sẽ có các nghĩa vụ theo quy đinh như: thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động;….
Các quy định của Bộ Luật Lao động 2019 là những nghĩa vụ quan trọng và trọng tâm, là tiền đề để người lao động thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao. Nhìn chung ta thấy rằng các quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động được xây dựng dựa trên cơ tạo ra sự cân bằng giữa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của công ty Luật Hoàng Phi, chúng tôi mong rằng bài viết đã mang đến cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích.Từ đó, giúp quý bạn đọc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của bản thân trong quan hệ lao động. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc gì thêm hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6557 của công ty Luật Hoàng Phi.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức lương trưởng ban quản trị nhà chung cư?
Mức thù lao của các thành viên Ban quản trị nhà chung cư nói chung và trưởng ban quản trị nhà chung cư nói riêng do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng góp theo quyết định của hội nghị nhà chung...

Công ty có được giữ bằng gốc của nhân viên không?
Công ty không được giữ bằng gốc của nhân viên, hành vi giữ bằng gốc là trái với quy định của pháp luật, nếu người sử dụng lạo động là cá nhân giữ bằng gốc của nhân viên sẽ bị phạt tiền từ từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng, còn đối với tổ chức sẽ bị phạt gấp...

Công ty có được phạt tiền nhân viên không?
Với hành vi phạt tiền thay việc xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, bị buộc trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao...

Giám đốc có được làm chủ tịch công đoàn không?
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động. Vậy Giám đốc có được làm chủ tịch công đoàn...

Công ty có được giữ lương nhân viên không?
Công ty không được giữ lương của người lao động bởi một trong những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, kết hiện hợp đồng lao động là yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động theo khoản 2 Điều 17 Bộ luật lao...
Xem thêm