Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Quy định mức phụ cấp xăng xe, điện thoại như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6919 Lượt xem

Quy định mức phụ cấp xăng xe, điện thoại như thế nào?

Phụ cấp xăng xe, điện thoại là các khoản được nhiều người quan tâm khi trúng tuyển vào công ty, đặc biệt là tại các doanh nghiệp đòi hỏi nhiều đến việc sử dụng điện thoại và di chuyển bằng phương tiện cá nhân.

Nhiều người lao động, người sử dụng lao động, thường thắc mắc quy định mức phụ cấp xăng xe, điện thoại như thế nào? Khoản tiền này có phải tính đóng BHXH hoặc tính vào thuế TNCN hay không? Cùng tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây.

Phụ cấp xăng xe, điện thoại nghĩa là gì?

Phụ cấp xăng xe, điện thoại là các khoản được nhiều người quan tâm khi trúng tuyển vào công ty, đặc biệt là tại các doanh nghiệp đòi hỏi nhiều đến việc sử dụng điện thoại và di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Thông thường thì nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh… được hỗ trợ các khoản phụ cấp này.

Ngoài phụ cấp về ăn trưa, gửi xe hay phụ cấp xã hội khác thì phụ cấp xăng xe, điện thoại cũng là những khoản hỗ trợ giúp nhân viên có động lực hoàn thành các công việc tốt hơn.

Phụ cấp xăng xe, điện thoại đó chính là khoản tiền người lao động được chi trả ở mức nào là phụ thuộc vào tính chất công việc, mục đích sử dụng, chức vụ mà người lao động đảm nhận.

Không phải công ty, doanh nghiệp nào cũng có phụ cấp xăng xe, điện thoại mà tùy thuộc vào tính chất công việc và loại hình công ty. Vì thực tế, có những công ty không yêu cầu sử dụng điện thoại hoặc di chuyển trong quá trình làm việc.

Phụ cấp xăng xe, điện thoại thường được quy định trong nội quy, quy chế của doanh nghiệp, hay hợp đồng lao động,…

Vậy phụ cấp xăng xe, điện thoại có cần đóng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2021 của Bộ Lao động Thương binh xã hội:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như:

– Khoản tiền thưởng theo quy định của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến;

 – Khoản tiền ăn giữa ca;

– Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;

– Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động…

Như vậy, phụ cấp xăng xe, điện thoại không phải đóng bảo hiểm xã hội, khoản phụ cấp này là do thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Phụ cấp xăng xe, điện thoại có phải đóng thuế TNCN?

Thứ nhất: Về phụ cấp xăng xe

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định những khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ tiền lương tiền công:

Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định

Như vậy, nếu người lao động được doanh nghiệp quy định phụ cấp tiền xăng xe sẽ được xem là một khoản phụ cấp theo lương. Và tiền phụ cấp này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

Thứ hai: Về phụ cấp điện thoại

Theo quy định tại điểm đ.4, khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định những khoản phụ cấp là thu nhập chịu thuế của người lao động, trong đó có:

đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước.

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung tại Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định những khoản chi được trừ khi xác định thuế TNDN:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

– Nếu tiền khoán điện thoại cho người lao động phục vụ công việc liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như khoán cho người lao động cần giao dịch với khách hàng qua điện thoại di động …và ở mức như quy định của Nhà nước thì cá nhân không phải chịu thuế TNCN và được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.

Nếu mức khoán này cao hơn quy định của Nhà nước, cá nhân đó phải chịu thuế TNCN từ mức vượt quy định

– Nếu phụ cấp điện thoại được tính theo lương cho tất cả người lao động trong 01 công ty, thì phụ cấp đó được tính vào chi phí được trừ, nhưng người lao động phải chịu thuế TNCN.

Trên đây là nội dung bài viết Quy định mức phụ cấp xăng xe, điện thoại như thế nào? Nếu bạn đọc còn thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi