Phụ cấp khu vực mới nhất 2025
Phụ cấp khu vực là phụ cấp nhằm bù đắp cho công nhân viên chức, công chức làm việc ở những vùng khí hậu xấu, xa xôi, hẻo lánh, đi lại, sinh hoạt khó khăn và nhằm góp phần ổn định lao động những vùng có địa lý tự nhiên không thuận lợi.
Đối với những người làm việc tại những nơi như vùng sâu vùng xa, những vùng đặc biệt khó khăn hoặc là hải đảo,..sẽ nhận được những khoản phụ cấp nhất định theo quy định của pháp luật.
Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cập nhật tới quý bạn đọc phụ cấp khu vực mới nhất năm 2025 tới Quý bạn đọc để có thể hiểu được rõ hơn về vấn đề này.
Phụ cấp khu vực là gì?
Phụ cấp khu vực là phụ cấp nhằm bù đắp cho công nhân viên chức, công chức làm việc ở những vùng khí hậu xấu, xa xôi, hẻo lánh, đi lại, sinh hoạt khó khăn và nhằm góp phần ổn định lao động những vùng có địa lý tự nhiên không thuận lợi.
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Nội dung này đã giải thích chi tiết về vấn đề phụ cấp khu vực, nội dung tiếp theo chúng tôi sẽ đưa ra những điều kiện để được hưởng phụ cấp khu vực.
Điều kiện công chức, viên chức được hưởng phụ cấp khu vực
Bao gồm:
+ Công chức, viên chức đang trong thời gian tập sự, thử việc làm việc trong các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định.
+ Công chức cấp xã, phường, thị trấn.
+ Công chức, viên chức thuộc biên chế Nhà nước, được cử đến làm việc ở các hội, tổ chức phi Chính phủ…
+ Người làm công tác cơ yếu; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong cơ quan quân đội và công an…
Bên cạnh đó, các yếu tố xác định phụ cấp khu vực được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLDTBXH-BTC-UBDT như sau:
+ Yếu tố địa lý tự nhiên:
Khí hậu xấu, thể hiện ở mức độ khắc nghiệt về nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, áp suất không khí, tốc độ gió… cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
+ Xa xôi, hẻo lánh:
Mật độ thưa thớt, xa các trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, xa đất liền; đường xá, cầu cống, trường học, cơ sở y tế, dịch vụ thương mại thấp kém, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của con người…
Ngoài ra, phụ cấp khu vực còn được xem xét theo địa giới hành chính. Do đó, ở địa bàn nào thì được hưởng phụ cấp khu vực của địa bàn đó. Đặc biệt, khi việc xác định phụ cấp khu vực thay đổi như chia, nhập, thành lập mới… thì mức hưởng phụ cấp này cũng được điều chỉnh lại cho phù hợp.
Bởi vậy, không phải đối tượng nào cũng được hưởng phụ cấp khu vực mà chỉ những đối tượng đạt dủ điều kiện như đã trình bày phía trên thì được hưởng loại phụ cấp này.
Đối tượng được hưởng phụ cấp khu vực
Theo quy định tại Mục I – Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLDTBXH-BTC-UBDT hướng dẫn chế độ phụ cấp khu vực do Bộ Nội vụ – Bộ Lao động, Thương binh và xã hội – Bộ Tài chính – Ủy ban Dân tộc ban hành quy định về các đối tượng được hưởng trợ cấp khu vực các đối tượng được hưởng gồm có:
+ Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
+ Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn.
+ Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
+ Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
+ Những người làm việc trong các công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển và bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (công ty nhà nước):
Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát.
Tổng giám đốc, giám đốc, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng (không kể tổng giám đốc, giám đốc, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng).
Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh; viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và nhân viên thừa hành, phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động.
+ Những người nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng trợ cấp hàng tháng thay lương.
+ Thương binh (kể cả thương binh loại B, ngươi hưởng chính sách như thương binh), bệnh binh hưởng trợ cấp hàng tháng mà không phải là người hưởng lương, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Cách tính phụ cấp khu vực mới nhất 2025
Đối với mức 1.0 chỉ áp dụng đối với những hải dảo đặc biệt khó khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Mức tiền phụ cấp khu vực được tính theo công thức:
Mức tiền phụ cấp khu vực = (hệ số phụ cấp khu vực) x (mức lương cơ sở)
Trong đó:
Mức lương cơ sở hiện nay: 2.340.000 đồng/ tháng.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Quân nhân dự bị là đối tượng then chốt thuộc lực lượng dự bị động viên. Vậy phụ cấp quân nhân dự bị 2025 là bao...
Nội dung hợp đồng lao động bao gồm những nội dung gì?
Doanh nghiệp của tôi mới thành lập chuyên về lĩnh vực sản xuất hàng may mặc. Nay bắt đầu tiến hành hoạt động thuê lao động về làm việc nhưng tôi lại không rõ hợp đồng lao động thì cần phải có những nội dung gì. Mong luật sư giải đáp thắc mắc này cho...
Thoả ước lao động tập thể có thời hạn là bao lâu?
Thời hạn của thỏa ước lao động tập thể là từ 01 năm đến 03 năm. Khoảng thời hạn cụ thể sẽ do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể thì các bên có quyền thỏa thuận về thời han khác...
Ai có quyền sa thải nhân viên?
Không được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải với các hình thức xử lý kỷ luật lao động khác đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hoặc nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng thời trong một vụ vi phạm của...
Các hình thức thỏa thuận lao động theo quy định 2025
Thỏa thuận lao động chính là sự bàn bạc, thống nhất giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao...
Xem thêm