Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động như thế nào?
  • Thứ sáu, 22/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7255 Lượt xem

Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động như thế nào?

Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Khái niệm nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2019

Căn cứ Điều 122 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động như thế nào?

Trình tự xử lý kỷ luật lao động

Bình luận và phân tích nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2019

Điều 122 quy định thẩm quyền, trình tự, nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động. Cụ thể:

–  Về thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động: BLLĐ hiện hành thông qua quy định tại điểm a khoản 1 Điều 122 BLLĐ và được hướng dẫn tại khoản 4 điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP đã cụ thể rõ hơn thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động. Theo đó, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động là người sử dụng lao động (tức người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động). Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Quy định này nhằm tăng cường quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc duy trì kỷ luật lao động của đơn vị.

–  Về trình tự tiến hành xử lý kỷ luật lao động: về cơ bản, so với trước, thủ tục tiến hành xử lý kỷ luật lao động không thay đổi. Bao gồm thành phần tham gia (Người sử dụng lao động, người lao động có hành vi vi phạm, đại diện của người lao động nếu chưa thành niên, tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Trình tự tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động (Người sử dụng lao động phải chứng minh lỗi của người lao động, người lao động có quyền bào chữa, quá trình tiến hành phiên họp được ghi biên bản…) và ra quyết định xử lý kỷ luật lao động. Tuy nhiên, nếu như trước đây, thủ tục này chỉ quy định trong văn bản dưới luật thì hiện nay đã được pháp điển trong Bộ luật. Vì vậy, hiệu lực pháp lý của các quy định này cao hơn. Song, sẽ dễ hiểu và dễ áp dụng trong thực tế hơn nếu Điều 122 quy định rõ trong các khoản theo các nội dung: nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục tiến hành xử lý kỷ luật lao động thay vì sắp xếp như hiện nay.

–  Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động: So với trước, điều luật này bổ sung 1 nguyên tắc (không được xử lý kỷ luật lao động đối với một số đối tượng đang nghỉ việc theo quy định của pháp luật), đồng thời chuyển 2 nguyên tắc trước đây sang Điều 127 (những quy định cấm khi xử lý kỷ luật). Quy định như vậy là phù hợp và dễ áp dụng hơn trong thực tiễn.

Theo đó, pháp luật chỉ cho phép người sử dụng xử lý một hình thức kỷ luật lao động khi người lao động có một hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Mục đích của việc xử lý kỷ luật lao động là chủ yếu giáo dục, răn đe người lao động trong việc bảo đảm và tăng cường kỷ luật lao động, không chủ yếu nhằm trừng phạt và chấm dứt quan hệ lao động với người lao động. Vì thế, ngoài việc cho phép người sử dụng lao động được quyền xử lý kỷ luật lao động, pháp luật còn hướng đến mục đích bảo vệ việc làm, thu nhập cho người lao động.

Trường hợp người lao động có một hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật tương ứng với hành vi vi phạm đó. Còn nếu người lao động cùng lúc có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì họ sẽ phải chịu một hình thức kỷ luật tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

Ví dụ, người lao động cùng lúc có 3 hành vi vi phạm kỷ luật lao động là: đi làm muộn, uống rượu bia, đánh đồng nghiệp trong giờ làm việc. Nội quy đơn vị quy định hành vi đánh đồng nghiệp trong giờ làm việc là nặng nhất thì người lao động đó sẽ bị xử lý hình thức kỷ luật tương ứng với hành vi đánh đồng nghiệp. Theo quy định, người lao động đó có thể bị sa thải.

Trường hợp người lao động đang thực hiện quyền được nghỉ việc theo quy định (ốm đau, điều dưỡng, nghỉ việc hợp pháp khác…); hoặc đang thực hiện quyết định khác của người sử dụng lao động hay cơ quan có thẩm quyền (tạm giam, tạm giữ); hoặc lao động nữ đang thực hiện thiên chức sinh đẻ và nuôi con, nếu tiến hành xử lý kỷ luật thì họ khó khăn trong việc thực hiện quyền tự bào chữa và đặc biệt ảnh hưởng đến tâm lý, sự phục hồi sức khỏe hoặc thực hiện thiên chức.

Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động như thế nào?

Tuy nhiên, quy định này không có nghĩa là người lao động sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động, mà hết thời gian này, người sử dụng lao động vẫn có quyền tiến hành xử lý kỷ luật đối với họ. Nếu hết thời hiệu, người sử dụng lao động được quyền kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động. Quy định như vậy vừa bảo đảm quyền của người sử dụng lao động được xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm nhằm trừng phạt, giáo dục, răn đe người lao động trong việc thực hiện kỷ luật lao động của đơn vị, đồng thời vừa tránh trường hợp người lao động lợi dụng các trường hợp này mà có hành vi vi phạm kỷ luật, ảnh hưởng đến việc duy trì trật tự nền nếp của đơn vị.

Đối với trường hợp người lao động không nhận thức được hoặc có thể nhận thức được nhưng không thể điều khiển hành vi của mình thì nguyên tắc chung cũng không bị xử lý kỷ luật lao động, bởi trường hợp này người lao động không có lỗi. Khi người lao động không có lỗi thì người sử dụng lao động không đủ căn cứ để xử lý kỷ luật lao động.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VN LUT MIN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi