Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Nguồn của Luật Sở hữu trí tuệ? Phân loại nguồn của Luật SHTT
  • Thứ bẩy, 13/05/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2063 Lượt xem

Nguồn của Luật Sở hữu trí tuệ? Phân loại nguồn của Luật SHTT

Nguồn của luật sở hữu trí tuệ là tập hợp các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những trình tự, thủ tục nhất định.

Khái niệm nguồn của luật sở hữu trí tuệ 

Luật sở hữu trí tuệ là ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, các quyền liên quan và các quy phạm điều chỉnh các quan hệ liên quan đến đối tượng quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng. 

Khi quyền của các chủ thể bị xâm phạm, người bị vi phạm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ. Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ dẫn chiểu buộc người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, với ý nghĩa đó, nguồn của luật sở hữu trí tuệ được hiểu là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành được áp dụng để giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ. 

Văn bản quy phạm pháp luật được coi là nguồn của luật sở hữu trí tuệ thì phải có đủ các điều kiện sau đây: 

– Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; 

– Có các quy phạm điều chỉnh các quan hệ nhân thân và các quan hệ tài sản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; 

– Được ban hành theo trình tự, thủ tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. 

Kết Luận: Nguồn của luật sở hữu trí tuệ là tập hợp các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những trình tự, thủ tục nhất định, điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc tạo ra, sử dụng, chuyển giao các sản phẩm trí tuệ và bảo vệ các quyền nhân thân và tài sản của các chủ thể trong quan hệ đó.

>>>>> Tham khảo thêm bài viết: Đăng ký bản quyền tác giả

Phân loại nguồn của luật sở hữu trí tuệ 

Nguồn của luật sở hữu trí tuệ được phân loại theo hiệu lực của các văn bản như sau: 

– Hiển pháp;

– Bộ luật dân sự;

– Luật sở hữu trí tuệ;

– Các văn bản dưới luật.

1. Hiến pháp 

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, là nguồn của tất cả các ngành luật, trong đó có luật sở hữu trí tuệ. Điều 60 Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyn sở hữu công nghiệp”.

Quy định trên của Hiến pháp là nguyên tắc phổ quát nhằm khuyến khích sáng tạo trí tuệ, không phân biệt chủ thể sáng tạo và quyền của người sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ được pháp luật bảo đảm thực hiện. Nội dung Điều 60 Hiến pháp là tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc nhằm bảo vệ quyền tự do sáng tạo của cá nhân và quy định này cũng xác định rõ quyền dân sự cơ bản của công dân trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo đảm thực hiện.

2. Bộ luật dân sự:

Bộ luật dân sự đã cụ thể hóa những tư tưởng chỉ đạo và nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp quy định về quyền sở hữu trí tuệ. Phần thứ sáu Bộ luật dân sự được chia thành 3 chương với 20 điều quy định về quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng, chuyển giao công nghệ. 

Về quyền tác giả, được quy định từ Điều 736 đến Điều 743. Phần này quy định về tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật. khoa học, gồm tác giả sáng tạo ra tác phẩm lần đầu và tác giả sáng tạo tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của người khác; về đối tượng, quyền tác giả gôm mọi sản phẩm sáng tạo thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kì hình thức nào và bằng bất kì phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị nghệ thuật và không phụ thuộc vào bất kì thủ tục nào; nội dung quyền tác giả bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản; thời điểm xác lập quyền tác giả và hiệu lực của quyền tác giả, về chủ sở hữu quyền tác giả về việc phân chia quyền của đồng tác giả; quyền chuyển giao quyền tác giả và hợp đồng chuyển giao quyền tài sản thuộc quyền tác giả.

Bộ luật dân sự còn quy định về quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm: Đối tượng và chủ thể của quyền liên quan, chủ sở hữu và nội dung đối với cuộc biểu diễn, quyền đối với bản ghi âm, ghi hình, nội dung đối với cuộc phát sóng, quyền đối với tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa và quyền chuyển giao các quyền liên quan.

Bộ luật dân sự, với ý nghĩa là luật cơ bản về sở hữu, nghĩa vụ và hợp đồng… quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Những quyền tài sản trí tuệ được luật dân sự điều chỉnh với tư cách là quyền dân sự của cá nhân, tổ chức cho nên các quyền dân sự này được chuyển dịch thông qua các giao dịch dân sự như mua bán, cho thuê, thừa kế. Trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ điều chỉnh các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp phù hợp với nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, trách nhiệm tài sản… trong giao lưu dân sự.

3. Luật sở hữu trí tuệ 

Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và được công bố ngày 12/12/2005 theo Lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật sở hữu trí tuệ gồm có sáu phần, 18 chương với 222 điều, gồm: 

Phần thứ nhất:

Những quy định chung gồm 12 điều (từ Điều 1 đến Điều 12), quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; áp dụng pháp luật; căn cứ xác lập quyền sở hữu trí tuệ; giới hạn quyền sở hữu trí tuệ; chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ; quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; nội dung quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; phí, lệ phí về sở hữu trí tuệ. 

Phần thứ hai:

Quyền tác giả và quyền liên quan gồm 45 điều (từ Điều 13 đến Điều 57) quy định về điều kiện bảo hộ quyền tác giả; điều kiện bảo hộ quyền liên quan; nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan; chứng nhận đăng kí quyền tác giả, quyền liên quan, tổ chức đại diện, tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan; 

Phần thứ ba:

Quyền sở hữu công nghiệp gồm 99 điều (từ Điều 58 đến Điều 156), quy định điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí; chủ sở hữu, nội dung và giới hạn quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; đại diện sở hữu công nghiệp. 

Phần thứ tư:

Quyền đối với giống cây trồng gồm 41 điều (từ Điều 157 đến Điều 197) quy định về điều kiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng; xác lập quyền đối với giống cây trồng; nội dung và giới hạn quyền đối với giống cây trồng, chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.

Phần thứ năm:

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ gồm 25 điều (từ Điều 198 đến Điều 219) quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, những quy định chung về đăng ký sở hữu trí tuệ; xử lí xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự; xử lí xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và hình sự; kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ. 

Phần thứ sáu:

Điều khoản thi hành gồm 3 điều (từ Điều 220 đến Điều 222) quy định về điều khoản chuyển tiếp, hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành Luật sở hữu trí tuệ. 

Đây là đạo luật về quyền sở hữu trí tuệ, quy định tương đối đầy đủ về căn cứ xác lập, đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và phương thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đạo luật này là kết quả của quá trình pháp điển hóa các quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta trong suốt hơn 60 năm qua. Luật sở hữu trí tuệ được ban hành đã đáp ứng yêu cầu của xã hội trong lĩnh vực lao động sáng tạo và đáp ứng kịp thời quá trình hội nhập của nước ta đối với khu vực và quốc tế.

4. Các văn bản dưới luật 

– Nghị định của Chính phủ số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan. Nghị định này gồm có 7 chương với 48 điều, ngoài chương những quy định chung (Chương I) và chương điều khoản thi hành (Chương VII) là các chương quy định về quyền tác giả, quyền liên quan; chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan; quy định về tổ chức đại diện tập thể, tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan; về bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan. 

Nghị định của Chính phủ số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. Nghị định này gồm 7 chương với 38 điều, ngoài chương những quy định chung (Chương I) và chương điều khoản thi hành (Chương VII) là các chương quy định về xác lập quyền sở hữu công nghiệp; chủ thể, nội dung, giới hạn quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; đại diện sở hữu công nghiệp và các biện pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu công nghiệp. 

– Nghị định của Chính phủ số 89/2006/NĐ-CP ngày | 30/8/2006 về nhãn hàng hóa. Nghị định này gồm có 5 chương với 29 điều, ngoài chương những quy định chung (Chương 1) và chương điều khoản thi hành (Chương V) là các chương quy định về nội dung và cách ghi nhãn hàng hóa; trách nhiệm quản lí nhà nước về nhãn hàng hóa và xử lí vi phạm về nhãn hàng hóa. 

– Nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ. Nghị định này gồm 8 chương với 63 điều, ngoài chương những quy định chung (Chương I) và chương điều khoản thi hành (Chương VIII) là các chương quy định về xác định hành vi, tính chất và mức độ xâm phạm, xác định thiệt hại; yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lí xâm phạm; xử lí xâm phạm bằng biện pháp hành chính, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ; giám định sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. 

– Nghị định của Chính phủ số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp. Nghị định này gồm có 5 chương với 37 điều, ngoài chương những quy định chung (Chương I) và chương điều khoản thi hành (Chương V) là các chương quy định về các hành vi vị phạm, hình thức và mức phạt; thẩm quyền và thủ tục xử phạt, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm. 

Ngoài các nghị định do Chính phủ ban hành hướng dẫn thực hiện Luật sở hữu trí tuệ, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan trực thuộc thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan đến ngành, lĩnh vực mình quản lí.

Ví dụ: Một số văn bản liên quan đến hoạt động hải quan tại biên giới do Tổng cục hải quan ban hành.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (11 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi