• Thứ sáu, 21/07/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3161 Lượt xem

Ngày 27/7 có được nghỉ không?

Ngày 27/7 được mọi người biết đến là ngày Thương binh Liệt sỹ. Đây là ngày mà toàn dân tưởng niệm và tri ân các thương binh, liệt sĩ và những người có công trong cuộc chiến giành và bảo vệ nền độc lập, tự do của tổ quốc.

Hiện nay, ở Việt Nam có khá nhiều ngày lễ trong năm và thông thường vào các ngày lễ người đi làm, sinh viên, học sinh đi học sẽ được nghỉ. Là một trong những ngày lễ quan trọng vậy ngày 27/7 có được nghỉ không? Là thắc mắc của khá nhiều người.

Vậy để trả lời cho câu hỏi ngày 27/7 có được nghỉ không? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và giải đáp qua bài viết dưới đây.

Ngày 27/7 là ngày gì?

Ngày 27/7 được mọi người biết đến là ngày Thương binh Liệt sỹ. Đây là ngày mà toàn dân tưởng niệm và tri ân các thương binh, liệt sĩ và những người có công trong cuộc chiến giành và bảo vệ nền độc lập, tự do của tổ quốc.

Thứ ba 27/7/2021 là ngày kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2021).

Ý nghĩa ngày 27/7

Ngày 27/2 hàng năm phản ánh sự đánh giá của Đảng, Nhà nước, nhân dân với những gia đình đã có người hy sinh vì Tổ Quốc. Qua đó, nhằm phát huy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần cách mạng và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, lãnh đạo. Cũng thông qua đó nhằm động viên và phát huy truyền thống cách mạng trong công cuộc đổi mới đất nước.

Công tác Thương binh Liệt sĩ và chính sách đối với những người có công với cách mạng chính là thể hiện tính ưu việt và bản chất của Đảng và Nhà nước ta, tạo điều kiện củng cố niềm tin vào nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng cũng như sự quản lý của nhà nước, góp phần tăng thêm tiềm lực cách mạng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và cơ sở để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần chống lại thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, bôi nhọ quá khứ hào hùng của dân tộc.

27/7 là dịp để tăng cường ý thức, trách nhiệm, lòng biết ơn, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc. Thể hiện truyền thống nhân văn sâu sắc của dân tộc, phát huy tinh thần “gia đình cách mạng gương mẫu” góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế.

Nguồn gốc, lịch sử ra đời của ngày 27/7

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Tuy nhiên, thời điểm này thực dân Pháp đã trở lại Đông Dương, vào thay thế Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ nhằm âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.

Lúc này, quân đội Pháp và Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có những vụ đụng độ với nhau. Toàn quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng ở những nơi có thực dân Pháp chiếm đóng. Nhiều chiến sĩ, đồng bào đã bị thương và hi sinh.

Nhằm xoa dịu nỗi đau mất mát của gia đình các chiến sĩ, đồng bào, Chính quyền Việt Nam đã xúc tiến vận động thành lập một tổ chức, lấy tên gọi là Hội giúp binh sĩ tử nạn.

Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ tử nạn (sau đổi tên là Hội giúp binh sĩ bị thương) được thành lập ở Thuận Hóa, Bình Trị Thiên, ở Hà Nội và nhiều nơi khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được mời làm hội trưởng danh dự của Hội giúp binh sĩ tử nạn.

Chiều ngày 28/5/1946, Hội “Giúp binh sĩ bị nạn” tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát thành phố Hà Nội và Hồ Chủ Tịch đã tới dự.

Chiều ngày 11/7/1946, tại Nhà hát này đã có một buổi quyên góp quần áo, giày mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận, mở đầu cuộc vận động “mùa đông chiến sĩ”. Tại đây, Bác Hồ đã cởi chiếc áo rét đang mặc để tặng binh sĩ.

Ngày 19/12/1946 kháng chiến toàn quốc bùng nổ số người bị thương và hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sĩ và đồng bào ta lúc đó, nhất là những binh sĩ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Trước yêu cầu đó, cùng với việc kêu gọi giúp đỡ thương binh gia đình tử sĩ, vào năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL ngày 16 tháng 2 năm 1947 Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh liệt sĩ đối với cuộc chiến tranh của Việt Nam.

Ngày 26 tháng 2 năm 1947, Phòng thương binh thuộc Chính trị Cục, quân đội quốc gia Việt Nam được thành lập.

Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Hội Phụ nữ cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ – Thái Nguyên.

Tại cuộc họp này, theo đề nghị của đại diện Chính trị Cục quân đội Quốc gia Việt Nam, hội nghị nhất trí đề nghị Trung ương lấy ngày 27 tháng 7 năm 1947 làm ngày Thương binh toàn quốc.

Ngày 27/7/1947 – Ngày thương binh toàn quốc, mở đầu bằng cuộc mít tinh quan trọng đã được diễn ra tại Hùng Sơn, Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên với khoảng 2.000 người tham gia.

Tại đây, BTC đã cử đại diện Chính trị Cục Quân đội Quốc gia Việt Nam trịnh trọng đọc thư của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh cũng đã gửi tặng một chiếc áo lụa, một tháng lương và một bữa ăn của nhân viên trong Phủ Chủ tịch.

Từ đó, đến ngày 27/7 hàng năm, trong thời gian cầm quyền, Hồ Chí Minh đều gửi thư thăm hỏi, động viên các thương binh, gia đình liệt sĩ.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/1954, Đảng và Nhà nước ta càng quan tâm và giải quyết những vấn đề chiến sỹ, gia đình liệt sỹ cũng như công tác thương binh.

Từ năm 1955, ngày 27/7 ngày Thương binh toàn quốc được đổi tên thành ngày Thương binh- Liệt sỹ.

Ngày 27/7 có được nghỉ không?

Ngày 27/7 có được nghỉ không? là một câu hỏi được khá nhiều người quan tâm lúc này. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra thông tin giải đáp cụ thể đến quý bạn đọc.

Sau nhiều ý kiến tranh luận về việc có nên quy định ngày 27/7 là một ngày nghỉ lễ trong năm, Chính phủ đã xin Quốc hội rút đề xuất nghỉ lễ vào 27/7 này khỏi dự thảo luật. Như vậy, ngày 27/7 năm nay, cũng như mọi năm không phải là ngày lễ chính thức và sẽ không được nghỉ.

Trước đó, một số đại biểu quốc hội đã lên tiếng đề xuất lấy ngày 27/7 hàng năm là một ngày nghỉ lễ. Theo đó, các đại biểu cho rằng quy định nghỉ lễ ngày 27/7 là hợp lí, giúp người lao động có thêm một ngày nghỉ để thực hiện các hoạt động tri ân, tưởng nhớ những anh hùng có công với đất nước. Bên cạnh đó việc này đồng thời cũng có ý nghĩa giáo dục về đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Trong khi đó, nhiều đại biểu lại đưa ra quan điểm phản đối và cảm thấy việc nghỉ lễ ngày 27/7 là không cần thiết.

Theo ông Cao Đình Thưởng – Phó trưởng đoàn đại biểu tỉnh Phú Thọ cho rằng, việc tri ân các anh hùng, liệt sĩ và người có công đã được Việt Nam thực hiện thường xuyên trong nhiều năm.

” Nếu lấy đó là ngày nghỉ thì theo tôi cần cân nhắc kỹ, vì đây là tình cảm của người này nhưng có thể động chạm đến nỗi buồn của người khác. Nghỉ 27/7 để tổ chức các hoạt động tri ân trong bối cảnh ấy thì có nên không, có tác động gì đến tư tưởng, tình cảm của người dân và khối đại đoàn kết dân tộc hay không?”, ông Thưởng nêu.

Cũng có đại biểu cho rằng việc chọn ngày 27/7 là ngày nghỉ lễ vô hình chung sẽ khiến những thân nhân gia đình các thương binh, liệt sĩ cảm thấy chạnh lòng.

“ Trong ngày tưởng niệm những người đã ngã xuống chúng ta lại vô tư tổ chức ăn chơi, hội hè, như vậy là không hợp lí”, ông Đặng Thuần Phong –  Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho hay.

Sau khi lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội đã quyết định ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 hàng năm không được tổ chức nghỉ lễ.

Trên đây, Luật Hoàng Phi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới Ngày 27/7 có được nghỉ không? Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết:
4.3/5 - (11 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi