Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Hội đồng nhân dân là cơ quan gì?
  • Thứ hai, 20/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 682 Lượt xem

Hội đồng nhân dân là cơ quan gì?

Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương, từ cấp xã tới cấp tỉnh, thuộc nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ở Việt Nam Hội đồng nhân dân xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1946 cùng với sự ra đời của Quốc hội khoá I. Hội đồng nhân dân được cấu thành từ những đại biểu ưu tú đại diện cho giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, các dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội…. Hội đồng nhân dân là cơ quan gì?

Hội đồng nhân dân là cơ quan gì?

Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương, từ cấp xã tới cấp tỉnh, thuộc nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương thực hiện quyền giám sát đối với các cơ quan nhà nước khác ở địa phương, đặc biệt đối với hoạt động của uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn của uỷ ban nhân dân cũng như các đơn vị trực thuộc.

Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân địa phương là chức năng chủ yếu của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương được thực hiên trước hết ở các kì họp của hội đồng nhân dân.

Hoạt động này cũng được thực hiện thông qua việc nghe và thảo luận báo cáo của uỷ ban nhân dân, thông qua việc chất vấn các đại biểu là lãnh đạo của uỷ ban nhân dân cũng như các đại biểu là lãnh đạo cơ quan kiểm sát và xét xử ở địa phương.

Chức năng, nhiệm vụ của hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân là cơ quan gì? đã được giải thích ở nội dung trên theo đó chức năng, nhiệm vụ của hội đồng nhân dân như sau:

– Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn huyện;

– Quyết định những vấn đề của huyện trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền;

– Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã;

– Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp tỉnh về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở huyện;

– Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện.

Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân là bao lâu?

Ngoài nội dung Hội đồng nhân dân là cơ quan gì? thì một trong những vấn đề cũng rất được quan tâm đó là nhiệm kì của Hội đồng nhân dân.

Theo quy định tại Điều 10 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:

Điều 10. Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau. Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong.

Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2. Nhiệm kỳ của đại biểu Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu bổ sung bắt đầu làm nhiệm vụ đại biểu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau.

3. Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân khóa mới.

Theo quy định trên thì nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau. Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong.

– Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

– Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.

Tiêu chuẩn để trở thành đại biểu Hội đồng nhân dân

Để làm rõ hơn về vấn đề Hội đồng nhân dân là cơ quan gì? thì cần hiểu được tiêu chuẩn để trở thành đại biểu Hội đồng nhân dân, để trở thành đại biểu Hội đồng nhân dân cần đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định như sau:

– Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

– Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

– Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

– Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi