Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu đơn xin từ chức giám đốc 2024 mới nhất
  • Thứ sáu, 29/12/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 4337 Lượt xem

Mẫu đơn xin từ chức giám đốc 2024 mới nhất

Giám đốc là một người từ nhóm người quản lý dẫn dắt hoặc giám sát một khu vực cụ thể của một công ty. Các công ty sử dụng thuật ngữ này thường có nhiều giám đốc trải rộng trên các chức năng hoặc vai trò kinh doanh khác nhau.

Chức vụ Giám đốc là một trong những chức vụ có vị trí quan trọng và cũng là chức vụ được nhiều người mơ ước, ngưỡng mộ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về quy trình để có thể làm việc ở vị trí đó, hay làm việc ở vị trí Giám đốc cần gì?

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số vấn đề liên quan tới nội dung: Mẫu đơn xin từ chức Giám đốc.

Giám đốc là gì?

Giám đốc là một người từ nhóm người quản lý dẫn dắt hoặc giám sát một khu vực cụ thể của một công ty. Các công ty sử dụng thuật ngữ này thường có nhiều giám đốc trải rộng trên các chức năng hoặc vai trò kinh doanh khác nhau.

Giám đốc thường báo cáo trực tiếp cho phó chủ tịch hoặc giám đốc điều hành trực tiếp để cho họ biết tiến độ của tổ chức. Các tổ chức lớn đôi khi cũng có trợ lý giám đốc hoặc phó giám đốc.

Giám đốc thường đề cập đến cấp điều hành thấp nhất trong một tổ chức, nhưng nhiều công ty lớn sử dụng chức danh phó giám đốc thường xuyên hơn. Một số công ty cũng có giám đốc vùng và giám đốc khu vực. Giám đốc vùng có mặt tại các công ty được tổ chức theo địa điểm và có phòng ban cả họ theo đó.

>>>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin từ chức

Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện, cụ thể:

+ Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

+ Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

– Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại mục 1 trên đây, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ.

Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:

+ Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.

+ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.

+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.

+ Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên.

+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty.

+ Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên.

+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty.

+ Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên.

+ Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.

+ Tuyển dụng lao động.

+ Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành ciên, hợp đồng lao động.

Những kỹ năng Giám đốc nên trau dồi

– Có tầm nhìn:

Ưu tiên các giải pháp có khản năng thực thi cao. Nghiên cứu mọi thứ bạn có thể tìm và kết nối với những người khác.

– Là một nhà tư tưởng chiến lược:

Mỗi tổ chức hàng đầu đều cần các giám đốc nhân sự phù hợp với mục đích của công ty bằng cách học hỏi những mục tiêu đó và hỗ trợ họ như thế nào.

– Trờ thành một người giao tiếp tuyệt vời:

Sự khác biệt giữa một nhà chuyên môn giỏi và một nhà lãnh đạo giỏi là khả năng giao tiếp.

– Am hiểu công nghệ:

– Hãy linh hoạt:

+ Hãy khám phá nhưng gì bạn không biết.

+ Thử những điều mới mẻ.

+ Hãy là một bậc thầy áp dụng những thay đổi thật khôn ngoan.

+ Quản lý những thay đổi thật hiệu quả.

– Hiểu số liệu:

– Trở thành một cộng sự toàn năng.

– Ra khỏi văn phòng của bạn.

– Biết chấp nhận rủi ro.

– Tạo cảm hứng cho người khác.

Những lưu ý khi viết đơn xin từ chức giám đốc

Viết đơn xin từ chức giám đốc là một việc làm quan trọng và nghiêm túc, vì vậy bạn nên lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo rằng đơn của bạn được viết rõ ràng và chuyên nghiệp:

– Bắt đầu với một lời giải thích ngắn gọn về lý do tại sao bạn muốn từ chức. Hãy cung cấp các thông tin cần thiết mà giám đốc của bạn cần biết, bao gồm cả lý do và thời gian bạn muốn nghỉ việc.

– Bày tỏ lòng biết ơn và tôn trọng đối với công ty và giám đốc của bạn. Bạn nên giữ lời viết lịch sự và chuyên nghiệp, tránh sử dụng những từ ngữ thiếu tôn trọng.

– Nêu rõ kế hoạch chuyển giao công việc. Khi bạn từ chức, bạn nên đảm bảo rằng công ty không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi việc này. Vì vậy, bạn nên đề xuất một kế hoạch chuyển giao công việc sao cho các hoạt động của công ty không bị gián đoạn.

– Thể hiện mong muốn hỗ trợ công ty và giám đốc trong thời gian chuyển giao công việc. Bạn nên sẵn sàng giúp đỡ công ty và giám đốc của bạn trong việc chuyển giao công việc và đảm bảo rằng công ty có thể tiếp tục hoạt động tốt sau khi bạn từ chức.

– Kết thúc đơn xin từ chức bằng một lời chúc tốt đẹp và cảm ơn một lần nữa cho sự hỗ trợ của công ty và giám đốc trong suốt thời gian bạn đã làm việc tại đó.

Lưu ý rằng đơn xin từ chức cần phải được viết rõ ràng và chuyên nghiệp. Nếu bạn cảm thấy không tự tin về khả năng viết, bạn có thể xin ý kiến hoặc nhờ người khác giúp đỡ.

Mẫu đơn xin từ chức giám đốc

Quý vị có thể tham khảo mẫu đơn xin từ chức giám đốc dưới đây:

                                               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………., ngày … tháng … năm……….

ĐƠN XIN TỪ CHỨC

– Căn cứ Điều lệ công ty;

– Căn cứ Nghị định 159/2020/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

– Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020.

Kính gửi: Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên ……………………………….

Tên tôi là: ………………………………………………….. Sinh năm: ………………………………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: …………………………………………………

Cấp ngày: ………………………………………… Cấp tại: ……………………………………………

Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………………..

Công tác tại: ……………………………………………………………………………………………….

Chức vụ:  Giám đốc.

Tôi xin trình với quý cơ quan nội dung sau đây:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………..

(Trình bày nội dung chi tiết, cụ thể: Vào ngàu … tháng … năm … tôi được đảm nhiệm chức vụ Giám đốc công ty ………………………………………………………………….

Trong quá trình làm việc tôi luôn cố gắng làm tốt nhiệm vụ được giao. Nhận thấy, tình hình sức khỏe không đảm bảo để tiếp tục công tác và hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ được giao).

Do đó, tôi làm đơn này đề nghị Chủ tịch quản trị/thành viên xem xét, giải quyết đơn từ chức của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

                                                                                NGƯỜI LÀM ĐƠN

                                                                               (Ký và ghi rõ học tên)

 

 

Tải (download) Mẫu đơn xin từ chức giám đốc

Như vậy, Mẫu đơn xin từ chức giám đốc đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trình bày một số điều kiện, tiêu chuẩn mà Giám đốc phải thỏa mãn theo quy định của Pháp luật hiện hành.

Tham khảo: Mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi