Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai mới nhất 2024
  • Thứ năm, 04/01/2024 |
  • Biểu Mẫu |
  • 3908 Lượt xem

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai mới nhất 2024

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là văn bản do chính cá nhân có tranh chấp trong đất đai ban hành, hoặc cũng có thể là chủ thể được cá nhân đó ủy quyền ban hành gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, để cơ quan đó có thể xem xét, thụ lý hồ sơ, với mục đích đòi lại công bằng cho chính họ trong các mối quan hệ đất đai trong xã hội.

Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là những năm gần đây tình hình tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng về số lượng và phức tạp về tính chất, nhất là ở những vùng đang đô thị hóa nhanh. Có thể liệt kê rất nhiêu nguyên nhấn dẫn đất tranh chấp, tuy nhiên, để đòi lại sự công bằng cho chính mình trong các mối quan hệ ấy, đòi hỏi chủ thể trong mối quan hệ này phải có sự chủ động trong việc đòi lại quyền lợi bản thân. Một trong sự chủ động đó là viết đơn khởi kiện.

Thấu hiểu vấn đề đó, Chúng tôi xin gửi tới Quý bạn đọc Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai như sau:

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là gì?

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là văn bản do chính chủ thể trong tranh chấp đất đai hoặc chủ thể khác được chủ thể này ủy quyền thực hiện, gửi đến Tòa án nhằm giải quyết tranh chấp đất đai, bảo vệ các quyền, lợi ích trong quan hệ pháp luật đất đai.

Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay

– Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất;

– Tranh chấp do lấn, chiếm đất;

– Tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

– Tranh chấp đất đai trong các vụ án ly hôn.…

Khi nào cần sử dụng đơn khởi kiện tranh chấp đất đai?

Không phải trường hợp nào cũng cần sử dụng đơn khởi kiện tranh chấp đất đai bởi tranh chấp đất đai không chỉ được giải quyết bởi Tòa án. Cụ thể, theo Điều 203 Luật Đất đai hiện hành, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Các nội dung cơ bản của Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Quốc hiệu tiêu ngữ.

– Tên đơn: Ở đây, người soạn đơn cần nói rõ được luôn đây là đơn khởi kiện? Khởi kiện ai? Khởi kiện về vấn đề gì? Trường hợp này cần phải nêu ra một cách khái quát nhất, tránh lan man, dài dòng, không rõ nghĩa.

– Nơi gửi đơn.

– Thông tin người tiến hành khởi kiện: Cần nêu rõ được các thông tin sau: Họ tên; Năm sinh: Loại và số giấy tờ chứng thực cá nhân, ngày cấp, nơi cấp; Địa chỉ thường trú và địa chỉ liên hệ; Số điện thoại, …

– Thông tin người bị kiện: Nêu các thông tin như của người tiến hành khởi kiện.

– Thông tin người có quyền và nghĩa vụ liên quan: Nêu các thông tin như của người tiến hành khởi kiện.

– Thông tin về thửa đất hiện tại đang là đối tượng của tranh chấp: Về thông tin này, người viết đơn khởi kiện cần nói rõ được số thửa đất của nó, thuộc tờ bản đồ số mấy? Diện tích bao nhiêu, đất thuộc loại mục đích sử dụng nào? Địa chỉ ở đâu?

– Thời hiện khởi kiện: Người viết đơn cần phải xác định được thời hiệu khởi kiện của vụ việc. Thời hiệu khởi kiện được quy định khá cụ thể và đầy đủ tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Quý bạn đọc có thể tìm hiểu và theo dõi.

– Nội dung khởi kiện: Người viết đơn tiến hành trình bày những vụ việc có tranh chấp trên mảnh đất đó. Lưu ý cần trình bày thật chi tiết những sự việc đã xảy ra. Đồng thời, những việc mà người viết đơn nêu lên bắt buộc cần phải có sự đúng đắn, khách quan, và minh bạch, để người thụ lý đơn có một cái nhìn tổng quan nhất trên tất cả các sự kiện.

– Người khởi kiện nêu rõ yêu cầu của mình khi viết đơn khởi kiện. Lưu ý, những yêu cầu mà người khởi kiện đưa ra phải phù hợp với thực tế và đúng với quy định của pháp luật.

– Ngày tháng năm viết đơn khởi kiện.

– Người khởi kiện ký và ghi rõ họ tên.

Mẫu khởi kiện tranh chấp đất đai

Hiện nay đơn khởi kiện tranh chấp đất đai sẽ được sử dụng theo Mẫu số 23-DS Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……(1), ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

                    Kính gửi: Toà án nhân dân (2)……………………………………

Người khởi kiện: (3)………………………………………………………………………

Địa chỉ: (4) …………………………………………………………………………………..

        Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện: (5)………………………………………………………………………….

Địa chỉ (6) ……………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)……………………………….

Địa chỉ: (8)……………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)…………………………

Địa chỉ: (10) ………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)……………………..

………………………………………………………………………………………………….

Người làm chứng (nếu có) (12)………………………………………………………….

Địa chỉ: (13) ………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)…………

1………………………………………………………………………………………………..

2………………………………………………………………………………………………..

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15) …………………………………………………………………………………………………………

 

              Người khởi kiện (16)

 

Tải (Download) Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Căn cứ theo Mẫu số 23-DS Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP thì việc ghi Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).

(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.

(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên;

– Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó;

– Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).

(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).

(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).

(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.

(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).

(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).

(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó;

– Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ;

– Trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

– Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

– Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Nộp đơn kiện tranh chấp đất đai

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

– Nơi nộp đơn khởi kiện

Căn cứ quy định thẩm quyền của Tòa án theo loại việc, theo cấp và theo lãnh thổ nêu rõ tại khoản 9 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) nơi có đất đang tranh chấp nếu là tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất với nhau.

– Hình thức nộp đơn

Người khởi kiện nộp đơn bằng một trong các hình thức sau:

+ Nộp trực tiếp tại Tòa án (đây là hình thức phổ biến nhất);

+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Nhận, xử lý đơn và thụ lý đơn

– Nhận và xử lý đơn khởi kiện

Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và ra một trong các quyết định sau:

+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn (thông thường sẽ thực hiện theo thủ tục thông thường);

+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

– Thụ lý đơn khởi kiện

Căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

– Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí.

– Nơi nộp tạm ứng án phí: Nếu tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp huyện thì nơi nộp tạm ứng án phí là Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện (được nêu rõ trong thông báo).

– Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

– Thẩm phán thụ lý vụ án sau khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Riêng trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Lưu ý: Đơn khởi kiện cần đi kèm các giấy tờ, tài liệu chứng minh cho nội dung trong đơn, các toàn bộ các giấy tờ, tài liệu và đơn khởi kiện hợp thành hồ sơ khởi kiện.

Căn cứ khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm các giấy tờ sau:

– Đơn khởi kiện theo mẫu.

– Biên bản hòa giải không thành có chứng nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất có chữ ký của các bên tranh chấp.

– Một số loại giấy tờ của người khởi kiện như: Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Theo quy định pháp luật tố tụng dân sự ai khởi kiện vấn đề gì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện đó, nếu không Tòa án sẽ từ chối yêu cầu khởi kiện.

Một số mẫu đơn có liên quan

– Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi ubnd xã

Điều 202 Luật Đất đai hiện hành quy định:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Theo đó, Ủy ban nhân dân là cơ quan có thẩm quyền hòa giải trước khi thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai tại các cơ quan có thẩm quyền khác, không phải là cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, tranh chấp đất đai có thể được giải quyết thông qua việc hòa giải thành giữa các bên. Do đó, khi viết đơn Quý vị vẫn có thể đưa ra yêu cầu đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai theo mẫu dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

————– 

Hà Nội, ngày ……tháng ……. năm …….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

V/v: yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

Kính gửi: UBND phường (xã, phường, thị trấn)…………………………….

 

Họ và tên người yêu cầu:

…………………………………………. Sinh năm: …………………. 

CMND số: ………………….Ngày cấp: ……….. Nơi cấp:…….. 

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………….. 

Địa chỉ nơi ở hiện nay:……………………………………………. 

Nội dung vụ việc tranh chấp:

……………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………….. 

……………………………………………………………………… 

……………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………….. 

……………………………………………………………………… 

……………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………….. 

……………………………………………………………………… 

Từ những nội dung nêu trên tôi (chúng tôi) đề nghị UBND phường (xã, phường, thị trấn)…………………………… tổ chức buổi hòa giải để giải quyết tranh chấp đất đai tại xã/phường/thị trấn đối với quyền sử dụng đất tại thửa đất số: …………., tờ bản đồ số……….., địa chỉ: ………

Trong buổi họp hòa giải, đề nghị lập biên bản hòa giải để chúng tôi tiếp tục thực hiện việc yêu cầu …………………………………………….. đối với thửa đất nêu trên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tôi xin cam kết những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật. Nếu có gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước pháp luật.

Kính đơn!

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(ký và ghi rõ họ tên)

Tải (Download) Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND xã

– Mẫu đơn kiến nghị đất đai

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  – Tự do – Hạnh phúc

——*——

                                                                                 ……, ngày …. tháng …. năm 20….

ĐƠN KIẾN NGHỊ

( V/v: Xử lý hành vi lấn chiếm đất đai)

Kính gửi: Ủy ban nhân dân Xã(1)………………..Huyện (2)…………… ..Tỉnh (3)…………..

Tên tôi là:………………………………………………………………………………………

Số CMTND:…………………………………………….

Địa chỉ:………………………………………………………………………… …………………

………………………………………………………………………………………………………

Tôi xin trình bày lý do như sau: (4)

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Hôm nay, tôi viết đơn này kính mong Ủy ban nhân dân Xã xử lý hành vi lấn chiếm đất của (5)…………………………………………………….…………………

để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tôi đối với diện tích đất được ghi nhận tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số (6)………………………………………………….

Cấp ngày: (7)………………………………………

Tôi xin cam đoan những gì tôi viết trên đây là đúng với sự thật, nếu có điều gì không đúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Người viết đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

Hướng dẫn sử dụng đơn kiến nghị về hành vi lấn chiếm đất đai:

(1): Ghi rõ tên Ủy ban nhân dân Xã nơi xảy ra hành vi lấn chiếm;

(2): Ghi rõ tên Huyện;

(3): Ghi rõ tên Tỉnh;

(4): Trình bày nội dung, diễn biến của vụ việc;

(5): Ghi rõ họ tên của bên có hành vi lấn chiếm đất (trường hợp là tổ chức thì ghi rõ tên của tổ chức);

(6): Ghi thông tin thửa đất

(7): Ngày cấp giấy chứng nhận.

Tải (Download) Mẫu đơn kiến nghị đất đai

Trên đây là Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai và một số vấn đề khác liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi