Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu báo cáo hoàn thành công trình
  • Thứ ba, 25/04/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 4387 Lượt xem

Mẫu báo cáo hoàn thành công trình

Báo cáo hoàn thành công trình hay báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng là mẫu bản báo cáo được chủ đầu tư lập ra để báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng, mẫu báo cáo được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư.

Khi hoàn thành công trình xây dựng thì theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư thi công công trình xây dựng phải làm báo cáo hoàn thành công trình gửi cho Cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư.

Báo cáo hoàn thành công trình là gì? Khi viết mẫu báo cáo hoàn thành công trình cần chú ý những nội dung gì?

Báo cáo hoàn thành công trình là gì?

Báo cáo hoàn thành công trình hay báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng là mẫu bản báo cáo được chủ đầu tư lập ra để báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng, mẫu báo cáo được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư. Mẫu báo cáo cần nêu rõ nội dung báo cáo, thông tin công trình…

Báo cáo hoàn thành công trình là một tài liệu tổng kết về quá trình và kết quả hoàn thành một dự án xây dựng, công trình. Báo cáo này bao gồm các thông tin về tiến độ thi công, tài chính, chất lượng, an toàn và môi trường, và là một phần quan trọng của việc kết thúc một dự án xây dựng.

Báo cáo hoàn thành công trình cung cấp cho các bên liên quan, bao gồm chủ đầu tư, nhà thầu, kiểm toán viên và các cơ quan có thẩm quyền, thông tin chi tiết về quá trình hoàn thành dự án, đảm bảo rằng dự án đã được thực hiện đầy đủ và đúng tiến độ, và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy định.

Báo cáo hoàn thành công trình thường bao gồm các phần như:

– Tổng quan về dự án, bao gồm mục đích, phạm vi và tiến độ thi công.

– Thông tin về tiến độ thi công, bao gồm các thông tin về thời gian, chi phí và tài nguyên đã sử dụng trong quá trình hoàn thành dự án.

– Đánh giá chất lượng công trình, bao gồm việc kiểm tra và đánh giá chất lượng các vật liệu, thiết bị và công việc đã thực hiện.

– Bảo đảm an toàn và môi trường, bao gồm các thông tin về việc giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, an toàn lao động và sức khỏe cho người tham gia dự án.

– Kết luận và đề xuất, bao gồm các đánh giá tổng quan về dự án, những hạn chế, những thành công và các đề xuất cải tiến cho những dự án tương lai.

Báo cáo hoàn thành công trình là một phần quan trọng của việc đảm bảo chất lượng và thành công của một dự án xây dựng.

Quy định về lập báo cáo hoàn thành công trình

Căn cứ theo khoản 2 điều 68 Luật xây dựng 2014 quy định Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

a) Xác định yêu cầu, nội dung nhiệm vụ lập dự án; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án; tổ chức nghiệm thu kết quả lập dự án và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng;

b) Lựa chọn tổ chức tư vấn lập dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này;

c) Chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác của các thông tin, tài liệu được cung cấp cho tư vấn khi lập dự án; trình dự án với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

d) Lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự án theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án và của người quyết định đầu tư;

đ) Tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định tại Điều 66 của Luật này;

e) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

g) Thu hồi vốn, trả nợ vốn vay đối với dự án có yêu cầu về thu hồi vốn, trả nợ vốn vay;

h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, theo quy định trên chủ đầu tư có nghĩa vụ thực hiện lập báo cáo hoàn thành công trình gửi cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.

Hướng dẫn viết mẫu báo cáo hoàn thành công trình

Để thực hiện mẫu báo cáo hoàn thành công trình Quý vị làm theo hướng dẫn dưới đây:

– Phần đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ và tên chủ đầu tư

– Ngày tháng năm làm báo cáo hoàn thành công trình

– Tên văn bản: “BÁO CÁO HOÀN THÀNH THI CÔNG XÂY DỰNG HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG”

– Phần kính gửi: Ghi tên của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền mà bạn gửi báo cáo đến

– Các nội dung báo cáo:

+ Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng

+ Địa điểm xây dựng

+ Tên và số điện thoại liên lạc của cá nhân phụ trách trực tiếp:

+ Quy mô hạng mục công trình, công trình xây dựng: (nêu tóm tắt về các thông số kỹ thuật chủ yếu của công trình).

+ Danh sách các nhà thầu (tổng thầu xây dựng, nhà thầu chính: khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng).

+ Ngày khởi công và ngày hoàn thành (dự kiến).

+ Khối lượng của các loại công việc xây dựng chủ yếu đã được thực hiện.

+ Đánh giá về chất lượng hạng mục công trình, công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế.

+ Báo cáo về các điều kiện để đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.

+ Kèm theo báo cáo là danh mục hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.

– Phần cam kết của chủ đầu tư

– Cuối cùng chủ đầu tư ký và đóng dấu

Báo cáo hoàn thành công trình xây dựng do ai lập?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Xây dựng, chủ đầu tư xây dựng có các nghĩa vụ sau:

– Xác định yêu cầu, nội dung nhiệm vụ lập dự án; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án; tổ chức nghiệm thu kết quả lập dự án và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng;

– Lựa chọn tổ chức tư vấn lập dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này;

– Chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác của các thông tin, tài liệu được cung cấp cho tư vấn khi lập dự án; trình dự án với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

– Lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự án theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án và của người quyết định đầu tư;

– Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

– Thu hồi vốn, trả nợ vốn vay đối với dự án có yêu cầu về thu hồi vốn, trả nợ vốn vay;

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, một trong các nghĩa vụ của chủ đầu tư là báo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, trong đó gồm Báo cáo hoàn thành công trình, hạng mục xây dựng.

Mẫu báo cáo hoàn thành công trình

Quý vị tham khảo mẫu báo cáo hoàn thành công trình dưới đây:

TÊN DOANH NGHIỆPCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: …………

………, ngày ……. tháng ……. năm ……

BÁO CÁO HOÀN THÀNH THI CÔNG XÂY DỰNG HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

         

Kính gửi: ………………………………………….

Chủ đầu tư…. báo cáo kết quả nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng với các nội dung sau:

1. Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng: …………………………………

2. Địa điểm xây dựng ……………………………………………………………….

3. Tên và số điện thoại liên lạc của cá nhân phụ trách trực tiếp:

4. Quy mô hạng mục công trình, công trình xây dựng: (nêu tóm tắt về các thông số kỹ thuật chủ yếu của công trình).

5. Danh sách các nhà thầu (tổng thầu xây dựng, nhà thầu chính: khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng).

6. Ngày khởi công và ngày hoàn thành (dự kiến).

7. Khối lượng của các loại công việc xây dựng chủ yếu đã được thực hiện.

8. Đánh giá về chất lượng hạng mục công trình, công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế.

9. Báo cáo về các điều kiện để đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.

10. Kèm theo báo cáo là danh mục hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.

Chủ đầu tư cam kết đã tổ chức thi công xây dựng theo đúng hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt, giấy phép xây dựng (hoặc căn cứ miễn phép theo quy định của pháp luật); tập hợp hồ sơ hoàn thành công trình đầy đủ và tổ chức nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật. Đề nghị Chủ đầu tư…. tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng theo thẩm quyền./.

Nơi nhận:
– Như trên;

– Lưu …

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)

 

 

_________________

Ghi chú:

(1) Tên của Chủ đầu tư.

(2) Cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

Trên đây là nội dung bài viết về Mẫu báo cáo hoàn thành công trình. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi