Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Doanh nghiệp - Đầu tư Mã ngành xây dựng là mã gì và gồm những ngành gì?
  • Thứ năm, 23/02/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2761 Lượt xem

Mã ngành xây dựng là mã gì và gồm những ngành gì?

Mã ngành xây dựng là mã gì và gồm những ngành gì? sẽ được Luật Hoàng Phi giải đáp trong nội dung bài viết sau đây.

Ngành xây dựng gồm tất cả các hoạt động xây dựng công trình chuyên dụng và dân dụng. Hoạt động xây dựng chung bao gồm xây dựng nhà ở, nhà làm việc, nhà kho, các công trình công cộng, công trình công ích hay các công trình nông nghiệp, đường phố, đường sắt, sân bay công trình công nghiệp… Vậy Mã ngành xây dựng là mã gì và gồm những ngành gì?

Mã ngành xây dựng

Ngành nghề xây dựng thuộc nhóm F: Mã ngành kinh doanh xây dựng

Ngành này gồm: xây dựng hoàn chỉnh công trình nhà ở (ngành 41), xây dựng hoàn chỉnh công trình dân dụng (ngành 42) và hoạt động xây dựng chuyên dụng nếu như các hoạt động này được thực hiện như là một phần của quá trình xây dựng (gành 43).

Ngành này cũng gồm: Phát triển các dự án xây dựng nhà ở hoặc các công trình xây dựng dân dụng bằng cách sử dụng các phương tiện tài chính, kỹ thuật và vật chất để thực hiện các dự án xây dựng để bán.

Mã ngành xây dựng gồm những ngành gì?

Tiếp theo nội dung bài viết Mã ngành xây dựng là gì mã và gồm những ngành gì? sẽ là một số mã ngành nghề khi thành lập công ty xây dựng mà khách hàng có thể tham khảo:

STTTên ngành nghềMã ngành
1.Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp3320
2.Xây dựng nhà để ở4101
3.Xây dựng nhà không để ở4102
4.Xây dựng công trình đường sắt4211
5.Xây dựng công trình đường bộ4212
6.Xây dựng công trình điện4221
7.Xây dựng công trình cấp, thoát nước4222
8.Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc4223
9.Xây dựng công trình công ích khác4229
10.Xây dựng công trình thủy4291
11.Xây dựng công trình khai khoáng4292
12.Xây dựng công trình chế biến, chế tạo4293
13.Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác4299
14.Phá dỡ4311
15.Chuẩn bị mặt bằng4312
16.Lắp đặt hệ thống điện4321
17.Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí4322
 

18.

 

 

 

 

 

Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

Chi tiết:

+ Thang máy, thang cuốn

+ Cửa cuốn, cửa tự động

+ Dây dẫn chống sét

+ Hệ thống hút bụi

+ Hệ thống âm thanh

+ Hệ thống cách âm, cách nhiệt, chống rung.

 

4329

 

 

19.Hoàn thiện công trình xây dựng4330
20.Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác4390
21.Bán buôn kim loại và quặng kim loại

( Không kinh doanh vàng miếng)

4662
 

 

 

 

22.

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

Chi tiết:

– Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến;

– Bán buôn xi măng;

– Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi;

– Bán buôn kính xây dựng;

– Bán buôn sơn, vécni;

– Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh;

– Bán buôn đồ ngũ kim;

 

 

 

 

4663

23.Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh4752
24.Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh 

4759

 

25.Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê6810
26.Kiểm tra và phân tích kỹ thuật7120
27.Hoạt động thiết kế chuyên dụng

Chi tiết: Hoạt động trang trí nội ngoại thất

7410

Điều kiện thành lập công ty xây dựng

Căn cứ theo quy định tại Điều 157 Luật Xây dựng năm 2014 thì tổ chức được hành nghề thi công xây dựng khi đáp ứng đủ 3 điều kiện sau đây:

– Có năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình xây dựng;

– Chỉ huy trưởng công trình có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp;

– Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng xây dựng công trình.

Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định về điều kiện năng lực của công ty xây dựng được chia theo hạng công trình:

Hạng I:

+ Có ít nhất 03 người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng I cùng loại công trình xây dựng;

+ Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học, 05 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;

+ Có ít nhất 15 người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;

+ Có ít nhất 30 người công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

+ Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;

+ Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II cùng loại.

Hạng II:

+ Có ít nhất 02 người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng II cùng loại công trình xây dựng;

+ Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm;

+ Có ít nhất 10 người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;

+ Có ít nhất 20 công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

+ Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III cùng loại.

Hạng III:

+ Có ít nhất 1 người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng III cùng loại công trình xây dựng;

+ Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ nghề phù hợp với công việc đảm nhận;

+ Có ít nhất 5 người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;

+ Có ít nhất 5 công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

Trên đây là nội dung bài viết Mã ngành xây dựng là gì mã và gồm những ngành gì? Quý khách hàng cần liên hệ dịch vụ thành lập công ty vui lòng liên hệ Hotline: 0981.378.999 – 0981.393.868

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi