Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Làm thế nào để biết công ty cũ có đóng BHXH hay không?
  • Thứ năm, 24/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1135 Lượt xem

Làm thế nào để biết công ty cũ có đóng BHXH hay không?

Khi nghỉ việc người lao động băn khoăn không biết liệu công ty cũ có đóng bảo hiểm xã hội cho mình không và Làm thế nào để biết công ty cũ có đóng BHXH hay không?

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà thực tế người lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động với công ty cũ. Tuy nhiên khi nghỉ việc người lao động băn khoăn không biết liệu công ty cũ có đóng bảo hiểm xã hội cho mình không và làm thế nào để biết công ty cũ có đóng BHXH hay không?

Đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ đưa ra nội dung qua bài viết để giải đáp thắc mắc trên đến độc giả quan tâm.

Bảo hiểm xã hội là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định khái niệm bảo hiểm xã hội như sau: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.

Khi lao động làm việc tại cơ quan doanh nghiệp thì người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm: “Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội”.

Do đó việc đóng bảo hiểm xã hội là trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với lao động của cơ quan mình trong thời gian họ làm việc và cả của người lao động. Tuy nhiên khi người lao động nghỉ việc thì băn khoăn và không biết cách Làm thế nào để biết công ty cũ có đóng BHXH hay không? Cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo bài viết để có câu trả lời.

Làm thế nào để biết công ty cũ có đóng BHXH hay không?

Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người lao động. Người lao động khi đóng bảo hiểm xã hội sẽ được đảm bảo các quyền lợi khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Do đó việc đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ và liên tục là hết sức quan trọng. Để biết công ty cũ có đóng BHXH cho mình hay không, độc giả hãy tra cứu quá trình tham gia BHXH của mình. Cụ thể cách tra cứu có thể thực hiện như sau:

Cách 1: Tra cứu thông tin cũng như quá trình đóng BHXH trên trang chủ của cổng thông tin bảo hiểm xã hội Việt Nam. Địa chỉ Website: https://baohiemxahoi.gov.vn/

Sau khi vào địa chỉ website tại trang chủ chọn Tra cứu quá trình tham gia BHXH. Sau đó người lao động điền các thông tin bắt buộc tại trang web này. Các thông tin cần điền gồm:

+ Tỉnh/TP: Căn cứ vào địa chỉ đơn vị đóng BHXH.

+ Cơ quan BHXH quản lý

+ Từ tháng – đến tháng: Thời gian muốn tra cứu quá trình đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN

+ Số CMT/Thẻ căn cước

+ Họ tên người cần tra cứu

+ Mã số BHXH

+ SĐT nhận OTP: Số điện thoại của người lao động đã đăng ký thông tin cá nhân với cơ quan BHXH

Sau khi nhập đầy đủ thông tin tích và ô “Tôi không phải là người máy”. Sau đó bạn nhập mã OTP để tra cứu

Cách 2: Tra cứu qua tin nhắn

Người lao động có thể tra cứu thời gian tham gia BHXH bằng cú pháp BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} gửi 8079. Ví dụ: Soạn tin nhắn với cú pháp sau gửi đến 8079: BH QT 0110129425 để tra cứu toàn bộ quá trình tham gia của người lao động với mã số BHXH là 0110129425.

Tra cứu theo khoảng thời gian tham gia BHXH bằng cú pháp: BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ tháng-năm} {đến tháng-năm} gửi 8079. Ví dụ: Người lao động muốn tra cứu trong khoảng thời gian làm việc tại công ty cũ từ 01/2018 đến tháng 11/2019 sẽ soạn tin nhắn với cú pháp sau gửi đến 8079: BH QT 0110129425 012018 112019 để tra cứu toàn bộ quá trình tham gia từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 11 năm 2019 của người lao động với mã số BHXH là 0110129425.

Tra cứu theo năm thời gian tham gia BHXH bằng cú pháp BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm} gửi 8079 Ví dụ: Soạn tin nhắn với cú pháp sau gửi đến 8079: BH QT 0110129425 2018 2019 để tra cứu toàn bộ quá trình tham gia từ năm 2018 đến năm 2019 của người lao động với mã số BHXH là 0110129425.

Cách 3: Tra cứu công ty cũ có đóng BHXH hay không qua ứng dụng VvssID

Ứng dụng “VssID – Bảo hiểm xã hội số” được ra mắt trên nền tảng thiết bị di động. Theo đó người dùng sẽ có thể tự tra cứu quá trình đóng BHXH ngay trên ứng dụng VssID. Để tra cứu được quá trình đóng BHXH bạn cần có ứng dụng VssID cho điện thoại (Sau đó bạn mở ứng dụng và đồng ý với các điều khoản của ứng dụng. Tiếp đến hiển thị giao diện đăng nhập vào Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Nếu chưa có tài khoản thì nhấn Đăng ký ngay bên dưới).

Khi đã có tài khoản thì để tra cứu quá trình đóng BHXH người lao động đăng nhập thông tin. Sau khi đã đăng nhập thành công, trong giao diện của ứng dụng bạn sẽ có mục Quản lý cá nhân, Tra cứu thông tin BHXh và mục Hỗ trợ.

Công ty cũ không chốt sổ có khiếu nại được hay không?

Căn cứ khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 thì khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội.

Trường hợp công ty cũ không chốt sổ như quy định thì căn cứ khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về vấn đề khiếu nại khi công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động như sau:

Khiếu nại về bảo hiểm xã hội

1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Người sử dụng lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo đó, đầu tiên người lao động cần liên hệ với công ty cũ yêu cầu chốt sổ bảo hiểm xã hội. Nếu không được giải quyết, người lao động có thể khiếu nại đến các chủ thể có thẩm quyền (Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đơn vị đặt trụ sở chính) để giải quyết quyền lợi của mình.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Làm thế nào để biết công ty cũ có đóng BHXH hay không? đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Hoàng Phi qua Tổng đài tư vấn: 1900 6557 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (10 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi