Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật hình sự
  • Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6454 Lượt xem

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật hình sự

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn mà người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đó. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 27 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Bình luận và giải thích về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Trên cơ sở phân loại tội phạm mới với bốn mức độ: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Điều 27 Bộ luật Hình sự quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với từng mức như sau:

Mức thứ nhất là năm năm, áp dụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tức là các tội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

Mức thứ hai là mười năm, áp dụng đối với các tội phạm nghiêm trọng, tức là các tội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

Mức thứ ba là mười lăm năm áp dụng đối vói các tội phạm rất nghiêm trọng, tức là các tội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

Mức thứ tư là hai mươi năm, áp dụng với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tức là các tội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối vối tội ấy là từ trên mười lăm năm tù đến hai mươi năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

So với quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 chỉ có ba mức năm năm, mười năm và mười lăm năm, thì việc phân mức thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như trên hợp lý hơn vì không tạo ra sự chênh lệch quá lớn giữa thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt mà luật quy định đối với tội phạm đã thực hiện.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu thời hiệu nêu trên đã qua mà cơ quan có trách nhiệm vì một lý do nào đó mà không biết hoặc bỏ qua thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đã phạm. Nếu trong thời gian nói trên, người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.

Nếu trong thời gian nói trên người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu được tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ. Cố tình trốn tránh là: Cố tình giấu địa chỉ, ẩn náu làm cho các cơ quan có trách nhiệm không biết ở đâu hoặc trốn ra nước ngoài. Việc quy định này là cần thiết nhằm đảm bảo cho chế định thời hiệu có tác dụng tích cực, khuyến khích người phạm tội muốn được hưởng thời hiệu thì phải hối cải, tự cải tạo, giáo dục và sống bình thường một thời gian dài trong xã hội.


Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật hình sự về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Nội dung câu hỏi:

Cách đây 6 năm khi cháu mới 8 tuổi. Gần nhà cháu có một anh hàng xóm (lúc đó anh hàng xóm 20 tuổi) mới chuyển đến. Vào một buổi tối, bố mẹ cháu đi vắng và có nhờ anh đấy sang trông nhà đồng thời trông cháu luôn. Sau khi bố mẹ cháu đi khỏi, anh ta thực hiện hành vi cưỡng hiếp cháu,  vì sợ quá nên cháu không dám nói với bố mẹ. Bây giờ, mỗi lần nhìn thấy anh ta cháu lại thấy sợ. Xin hỏi luật sư bây giờ cháu có được quyền khởi kiện anh ta nữa không?

Trả lời:

Câu hỏi của cháu liên quan đến lĩnh vực tư vấn pháp luật hình sự, luật sư của Luật Hoàng phi xin giải đáp như sau:

–  Theo như thông tin cháu cung cấp chúng tôi nhận định hành vi của anh hàng xóm kia đã cấu thành tội hiếp dâm trẻ em quy định tại điều 112   Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

–  Căn cứ vào khoản 4 điều 112 Bộ luật hình sự quy định : “4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình

–  Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự quy định về khái niệm tội phạm:

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”

Như vậy, tội hiếp dâm trẻ em theo quy định tại khoản 4 điều 112 là tội đặc biệt nghiêm trọng.

Căn cứ vào điều 23 Bộ luật hình sự quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là hai mươi năm. Trường hợp của cháu đã qua 6 năm kể từ ngày tội phạm được thực hiện. Do đó theo quy định thì anh hàng xóm kia vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự và cháu vẫn có quyền khởi kiện.

–  Để bảo vệ quyền lợi của mình cháu nên nói chuyện này với bố mẹ. Sau đó làm đơn tố giác về hành vi phạm tội này lên cơ quan công an để được giải quyết.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (10 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi