Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Phân biệt quyền con người và quyền công dân
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 11910 Lượt xem

Phân biệt quyền con người và quyền công dân

Quyền công dân là Khả năng tự do lựa chọn hành vi của công dân mà nhà nước phải bảo đảm khi công dân yêu cầu, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp, điều chỉnh những quan hệ đặc biệt quan trọng giữa công dân và nhà nước, là cơ sở tồn tại của cá nhân và hoạt động bình thường của xã hội.

Quyền con người và quyền công dân có lẽ là những cụm từ không còn quá xa lạ đối với tất cả chứng ta, bởi đây đều là hai loại quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của con người.

Tuy nhiên, khi nhắc đến quyền con người và quyền công dân, không phải ai cũng biết đẻ tách bạch được hai loại quyền này nên rất dễ nhầm lẫn chúng là cùng một loại quyền. Trên thực tế, quyền con người và quyền công dân tuy có những đặc điểm tưởng đồng nhưng lại là hai nhóm quyền hoàn toàn khác nhau.

Vậy trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc Phân biệt Quyền con người và Quyền công dân để bạn đọc hiểu rõ không bị nhầm lẫn khi nhắc đến hai loại quyền con người và quyền công dân.

Quyền con người là gì?

Quyền con người là toàn bộ những quyền của một cá nhân được sinh ra trong xã hội, đây là một quyền mang tính chất nhân bản bởi nó là quyền được hình thành ngay sau khi cá nhân đó được sinh ra trong xã hội, nó được sinh ra từ bản chất con người chứ không phải do pháp luật ban hành hoặc do nhà nước trao cho quyền đó.

Trước khi đi vào phân biệt quyền con người và quyền công dân, chúng tôi xin đi vào khai niệm của Quyền con người.

Trong “Quyền con người”, nhà nước và pháp luật chỉ ghi nhận và bảo vệ quyền đó của con người. Đây là một quyền tự nhiên của mỗi người, được tạo hóa ban cho con người giống như quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền cơ bản và tối thiểu của con người mà bất kỳ ai cũng cần được bảo vệ.

Quyền con người không chỉ được công nhận trên góc độ quyền tự nhiên củ một cá nhân mà còn được ghi nhận trên quan điểm pháp lý như sau.

Theo đó, theo quy định của pháp luật thì “ quyền con người được hiểu là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cả nhân và các nhóm chổng lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người”.

Quyền công dân là gì?

Quyền công dân là Khả năng tự do lựa chọn hành vi của công dân mà nhà nước phải bảo đảm khi công dân yêu cầu, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp, điều chỉnh những quan hệ đặc biệt quan trọng giữa công dân và nhà nước, là cơ sở tồn tại của cá nhân và hoạt động bình thường của xã hội.

Quyền công dân bao gồm các quyền về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và các quyền tự do cá nhân.

Phân biệt quyền con người và quyền công dân

Như đã trình bày ở trên, Quyền con người và Quyền công dân là hai loại quyền hoàn toàn khác nhau.

Vậy, dưới đây Luật Hoàng Phi xin phân biệt những điểm khác nhau của Quyền con người và Quyền công dân như sau:

Tiêu chí phân biệt

Quyền con người

Quyền công dân

Khái niệm

Quyền con người được hiểu là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cả nhân và các nhóm chổng lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con ngườiQuyền công dân là những lợi ích pháp lý được các nhà nước thừa nhận và bảo vệ cho những người có quốc tịch của nước mình.

Văn bản ghi nhận

– Các công ước quốc tế về quyền con người

– Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của từng quốc gia

Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của từng quốc gia

Bản chất

Tự nhiên, vốn có, không do chủ thể nào ban phát.Được Nhà nước xác định bằng các quy định pháp luật.

Đặc điểm

Áp dụng trên phạm vi quốc tế, được bảo đảm và thực hiện giống nhau, không thay đổi theo thời gian.Chỉ áp dụng trong lãnh thổ quốc gia, mỗi quốc gia có mỗi quy định riêng về quyền mà công dân được hưởng, có thể thay đổi theo thời gian.

Chủ thể nắm quyền

Tất cả con người trên thế giới.Những chủ thể có đầy đủ điều kiện được quy định trong pháp luật mỗi quốc gia.

Thời điểm phát sinh quyền

Từ khi con người được sinh ra.Từ khi chủ thể đáp ứng được đầy đủ các điều kiện mà mà pháp luật của mỗi quốc gia quy định.

Cơ chế bảo đảm thực hiện

Các diễn đàn, thủ tục điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm nhân quyền của Liên hợp quốc và một số tổ chức liên chính phủ khu vực được thành lập theo các Điều ước quốc tế.Bằng quyền lực nhà nước của mỗi quốc gia.

Trên đây là những phân tích của chúng tôi liên quan đến nội dung Phân biệt Quyền con người và quyền công dân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Quyền con người và Quyền công dân, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi