Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất năm 2024
  • Thứ năm, 04/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3767 Lượt xem

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất năm 2024

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa hai hoặc nhiều nhà đầu tư với nhau để cùng thực hiện một hoạt động kinh doanh để phân chia lợi nhuận.

Hiện nay có một hình thức đầu tư mới mang lại lợi nhuận hoặc sản phẩm cho chủ đầu tư mà không yêu cầu cần phải thành lập pháp nhân. Song hình thức này để đảm bảo thì chủ thể đầu tư cần thực hiện dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh là ? Nếu không cần thành lập pháp nhân mới thì khi ký kết hợp đồng này có buộc phải tiến hành công chứng hoặc chứng thực hợp đồng hay không?  Để có câu trả lời cho những nội dung câu hỏi trên, chúng tôi mời Khách hàng tham khảo bài viết dưới đây.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Luật đầu tư năm 2020 có giải thích về hợp đồng hợp tác kinh doanh. Song trong bài viết, chúng tôi sẽ gói gọn lại một cách dễ hiểu để Khách hàng nắm được bản chất của loại hợp đồng này. Hợp đồng hợp tác kinh doanh còn được gọi với tên gọi khác là hợp đồng BCC.

Theo đó hợp đồng này được giao kết bằng văn bản, thể hiện sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư với nhau nhằm mục đích cốt lõi là hợp tác để phân chia lợi nhuận hoặc phân chia sản phẩm thu được mà không cần phải thành lập pháp nhân mới, tổ chức kinh tế mới.

Như vậy rõ ràng chủ thể giao kết hợp đồng kinh doanh tương đối rộng, chủ thể này bao gồm mọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đều có thể tham gia đầu tư hợp tác được, kể cả nhà đầu tư trong nước lẫn nhà đầu tư nước ngoài.

Và với mô hình của hợp đồng hợp tác kinh doanh thì không giới hạn số lượng chủ thể tham gia ký kết hợp đồng. Tùy theo quy mô của dự án đầu tư như thế nào, lớn hay nhỏ mà từ đó có thể có những nhà đầu tư khác nhau tham gia vào.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh có cần công chứng không?

Ngoài thắc mắc về hợp đồng hợp tác kinh doanh là  rất nhiều khách hàng quan tâm đến hình thức hợp đồng với thắc mắc: Hợp đồng có cần công chứng không?

Pháp luật có quy định: Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. Mà trong dân sự thì hợp đồng dân sự là tôn trọng sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, bổ sung, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Như vậy hiện nay trong Luật đầu tư cũng như trong bộ luật dân sự cũng chưa có quy định nào buộc chủ thể khi giao kết hợp đồng kinh doanh phải công chứng.

Song dựa trên mục đích của các chủ thể về hợp tác kinh doanh từ đó chúng ta mới có thể xem có phải tiến hành thủ tục này hay không. Bởi đối tượng của hợp đồng hợp tác tác kinh doanh tương đối rộng,

Đôi khi là Hợp đồng hợp tác đầu tư, hoặc có thể là Hợp đồng hợp tác góp vốn, cũng có thể là hợp đồng hợp tác liên kết đào tạo…

Ví dụ như với loại hợp đồng hợp tác góp vốn, mà tài sản góp vốn ở đây là quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì chắc chắn hợp đồng góp vốn này bắt buộc phải thực hiện công chứng tại phòng/ văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản.

Rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh?

Hợp đồng nào cũng vậy khi thực hiện đều tiềm ẩn những rủi ro và hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng không ngoại lệ. Chúng tôi xin kể đến một số rủi ro sau:

– Quan hệ giữa các chủ thể tham gia hợp đồng quá lỏng lẻo, bởi chủ thể tham gia không phải thành lập tổ chức kinh tế nên các bên chỉ thực hiện các quyền và nghĩa vụ thông qua những điều khoản ghi trong hợp đồng.

Và đương nhiên trường hợp có phát sinh mâu thuẫn thì tình trạng phá vỡ hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, ngừng hợp tác là điều rất dễ xảy ra.

– Không có pháp nhân mới thành lập nên con dấu riêng cũng không có. Việc này dẫn đến trong các hoạt động kinh doanh thì có trường hợp phải nhờ sử dụng con dấu của doanh nghiệp mà giả sử nếu trường hợp do mẫu thuẫn hoặc bất đồng mà một bên không cho sử dụng con dấu như đã thỏa thuận trong hợp đồng thì điều gì sẽ xảy ra?

– Trường hợp thực hiện hợp đồng mà bên doanh nghiệp bị phá sản, như vậy sẽ ảnh hưởng đến những chủ thể tham gia hợp đồng nếu tài sản đóng góp đó đang sử dụng để tạo ra lợi nhuận.

Như vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nên để hạn chế những rủi ro những tranh chấp không mong muốn thì trước tiên khi bắt tay vào giao kết hợp đồng cần đọc thật kỹ các điều khoản trong hợp đồng và cần đi công chứng để bảo đảm tính pháp lý của hợp đồng.

>>>>> Tìm hiểu thêm: Hợp đồng kinh tế

Quy định nội dung cơ bản trong hợp đồng hợp tác kinh doanh như thế nào?

Hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ được điều chỉnh phần lớn bởi Luật đầu tư, Bộ luật dân sự không quy định nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh. Về cơ bản hợp đồng hợp tác kinh doanh cần có các nội dung chính sau:

– Thông tin về Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;

– Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh là gì;

– Mức đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

– Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

– Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

– Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất năm 2024

[gview file=”https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2020/07/HỢP-ĐỒNG-HỢP-TÁC-KINH-DOANH-chung-1.doc”]

Trong bài viết, Luật Hoàng Phi sẽ giới thiệu những nội dung cơ bản mà một hợp đồng hợp tác kinh doanh phải đảm bảo có:

+ Thông tin cơ bản của hợp đồng hợp tác kinh doanh là thông tin về Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh;

+ Mục tiêu hợp đồng hợp tác và phạm vi hoạt động kinh doanh;

+ Tài sản đóng góp của các bên tham gia và cách phân chia kết quả, lợi nhuận đầu tư kinh doanh giữa các bên;

+ Tiến độ và các yêu cầu thời hạn thực hiện hợp đồng;

+ Quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh;

+ Chuyển nhượng, tạm ngưng và chấm dứt hợp đồng;

+ Trách nhiệm với trường hợp vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp, bồi thường hợp đồng.

Lưu ý: Các chủ thể ký kết hợp đồng có quyền thực hiện sửa đổi, bổ sung, làm rõ hợp đồng thông qua phụ lục hợp đồng hợp tác kinh doanh.  Song những nội dung mà thay đổi, bổ sung không được trái với quy định của pháp luật.

Với các thông tin mà Luật Hoàng Phi mang lại, hi vọng sẽ là câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi Hợp đồng hợp tác kinh doanh là cùng các vấn đề xoay quanh hợp đồng. Trong quá trình theo dõi bài viết, Khách hàng có vướng mắc gì vui lòng liên hệ 1900.6557.

>>>>> Tìm hiểu: Hợp đồng BBC

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi