Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Hộ kinh doanh có được đăng ký thương hiệu không ?
  • Thứ tư, 24/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 2183 Lượt xem

Hộ kinh doanh có được đăng ký thương hiệu không ?

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

Thương hiệu hay còn gọi là nhãn hiệu là một trong những tài sản trí tuệ vô cùng giá trị. Do đó các chủ thể sở hữu thương hiệu thường thực hiện thủ tục đăng ký để được bảo hộ độc quyền. Liên quan đến nội dung này nhiều người băn khoăn và đặt câu hỏi hộ kinh doanh có được đăng ký thương hiệu không?

Chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi này để quý bạn đọc nắm rõ thông qua bài viết Hộ kinh doanh có được đăng ký thương hiệu.

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu (hay còn gọi là brand) là một tên, logo, ký hiệu, biểu trưng, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác mà người tiêu dùng sử dụng để nhận biết và phân biệt một sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp so với các sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp khác. Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh, giá trị và danh tiếng của một cá nhân, công ty, tổ chức hoặc sản phẩm.

Thương hiệu không chỉ đơn thuần là tên gọi hay biểu trưng mà còn bao gồm những giá trị, ý nghĩa, cảm xúc và trải nghiệm mà người tiêu dùng kết nối với nó. Một thương hiệu mạnh thường được xây dựng dựa trên sự tạo dựng niềm tin, độ tin cậy, chất lượng, sự độc đáo, đặc biệt và những lợi ích đáng giá mà nó mang lại cho khách hàng.

Thương hiệu có thể áp dụng cho cả cá nhân, sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp. Việc xây dựng và quản lý thương hiệu đòi hỏi sự tập trung vào việc xác định giá trị độc đáo, xây dựng hình ảnh, tạo dựng lòng tin của khách hàng, tạo ra trải nghiệm tốt và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Một thương hiệu thành công có thể mang lại lợi ích cạnh tranh, tăng giá trị sản phẩm/dịch vụ, thu hút khách hàng và tạo ra sự khác biệt trong thị trường.

Điều kiện để thương hiệu được bảo hộ độc quyền?

Thương hiệu hay còn gọi là nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau:

“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

Từ quy định có thể thấy nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Ý nghĩa của đăng ký thương hiệu

Như đã nói ở phần trên thương hiệu là một trong những tài sản trí tuệ có giá trị rất lớn, do đó việc đăng ký thương hiệu là rất cần thiết và cấp bách, dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số ý nghĩa của việc đăng ký thương hiệu như sau:

+ Đăng ký thương hiệu độc quyền để chứng minh được quyền sở hữu của chủ sở hữu với bên khác;

+ Quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu chỉ phát sinh khi thương hiệu đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký;

+ Được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký;

+ Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu đã đăng ký;

+ Tạo lợi thế cạnh tranh và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm mang thương hiệu của người khác;

+ Khi thương hiệu trở lên nổi tiếng, chủ sở hữu có thể cho phép bên khác sử dụng hoặc chuyển nhượng thương hiệu, từ đó sẽ thu được 1 khoản lợi nhuận;

Hộ kinh doanh có được đăng ký thương hiệu hay không?

Căn cứ theo khoản 13 điều 1 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009 thì các chủ thể sau được quyền đăng ký nhãn hiệu:

“1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

…”

Từ quy định trên thì có thể thấy rằng hộ kinh doanh có quyền đăng ký thương hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

Quy trình đăng ký thương hiệu như thế nào?

Quy trình đăng ký thương hiệu cho hộ kinh doanh sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Thiết kế và lựa chọn thương hiệu cần đăng ký bảo hộ

Để đăng ký thương hiệu, khách hàng cần thiết kế thương hiệu theo ý tưởng cho sản phẩm mà thương hiệu sẽ gắn lên. Lưu ý: Trước khi thiết kế thương hiệu theo hướng cách điệu, khách hàng nên tiến hành thực hiện bước 2 trước.

Bước 2: Tra cứu thương hiệu sau khi thiết kế xong để đánh giá khả năng đăng ký

Sau khi đã tiến hành thiết kế thương hiệu, khách hàng sẽ tra cứu xem thương hiệu có khả năng đăng ký hay không. Trong trường hợp kết quả cho thấy rằng thương hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi tra cứu và xác nhận thương hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu thương hiệu cần sớm nhất tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ để lấy ngàu ưu tiên sớm nhất.

Bước 4: Theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký

Đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng. Do đó, khách hàng cần theo dõi khả năng đăng ký thương hiệu để tránh phát sinh những thiếu xót không cần thiết.

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu từ Cục Sở hữu trí tuệ

Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, Cục SHTT sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không?

Trong trường hợp đáp ứng, khách hàng sẽ nộp 1 khoản chi phí để có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sản phẩm hoặc có thể khiếu hại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký (trong trường hợp đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ)

Dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền tại Luật Hoàng Phi

Công ty Luật Hoàng Phi là Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được chứng nhận bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Chúng tôi với hơn 10 năm hoạt động, chúng tôi có đội ngũ Luật sư và chuyên viên của được đào tạo chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới, Chúng tôi có đủ năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ cá nhân, tổ chức thực hiện các công việc như sau:

– Tư vấn về khả năng đăng ký và sử dụng thương hiệu cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp;

– Tư vấn hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu;

– Tiến hành các thủ tục phản đối, khiếu nại và hủy bỏ hiệu lực bằng độc quyền bảo hộ thương hiệu;

– Gia hạn hiệu lực bằng độc quyền bảo hộ thương hiệu;

– Ghi nhận những thay đổi liên quan đến bằng độc quyền bảo hộ thương hiệu;

– Tư vấn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu;

– Quản lý hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu cho cá nhân đến khi có kết quả cuối cùng, chủ động cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ và kịp thời phúc đáp ý kiến của Cơ quan đăng ký

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nội dung Hộ kinh doanh có được đăng ký thương hiệu. Từ nội dung bài viết chúng ta có thể thấy rằng hộ kinh doanh hoàn toàn có quyền đăng ký nhãn hiệu.

Chúng tôi hi vọng rằng nội dung bài viết sẽ hữu ích và có thể giúp quý khách hàng thuận lợi hơn trong việc đăng ký thương hiệu. Nếu có thắc mắc về vấn đề này có nhu cầu tư vấn cụ thể hơn vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (20 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi