Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng
Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.
Khi một giống cây trồng đáp ứng các điều kiện về tính mới, tính đồng nhất, tính ổn định, có tên phù hợp và được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được Bằng bảo hộ giống cây trồng. Bằng bảo hộ giống cây trồng sẽ ghi nhận tên giống và loài cây trồng, tên chủ sở hữu quyền đối với giống cây trồng, tên tác giả giống cây trồng và thời hạn bảo hộ.
Vậy Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng là bao lâu? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết sau đây của chúng tôi để có thêm được các thông tin hữu ích.
Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 169 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.
Bằng bảo hộ bị đình chỉ và hủy bỏ trong các trường hợp quy định tại Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ:
a) Giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp Văn bằng;
b) Chủ Bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định;
c) Chủ Bằng bảo hộ không cung cấp tài liệu, vật liệu nhân giống cần thiết để duy trì và lưu giữ giống cây trồng theo quy định;
d) Chủ Bằng bảo hộ không thay đổi tên giống cây trồng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ra quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng trong trường hợp nào?
– Căn cứ vào kết quả xem xét đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ra thông báo từ chối đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ hoặc ra quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng đăng thông báo trên tạp chí chuyên ngành và nêu rõ lý do đình chỉ, đồng thời gửi thông báo cho chủ Bằng bảo hộ.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo, chủ Bằng bảo hộ có quyền gửi đơn đề nghị được khắc phục các lý do bị đình chỉ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng và nộp lệ phí để phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng.
Bằng bảo hộ giống cây trồng bị hủy bỏ theo quy định tại Điều 171 Luật Sở hữu trí tuệ trong các trường hợp:
Thứ nhất, đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng do người không có quyền đăng ký đứng tên, trừ trường hợp quyền đối với giống cây trồng được chuyển lại cho người có quyền đăng ký.
Thứ hai, giống cây trồng được bảo hộ không đáp ứng các điều kiện về tính mới hoặc tính khác biệt tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng;
Thứ ba, giống cây trồng không đáp ứng các điều kiện về tính đồng nhất hoặc tính ổn định trong trường hợp bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp dựa trên kết quả khảo nghiệm kỹ thuật do người đăng ký thực hiện.
Trong thời hạn hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng, mọi tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng.
– Căn cứ vào kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ra thông báo từ chối hủy bỏ hoặc ra quyết định hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng.
Bằng bảo hộ giống cây trồng bị hủy bỏ, mọi giao dịch phát sinh trên cơ sở giống cây trồng được cấp bằng bảo hộ đó bị vô hiệu. Việc xử lý giao dịch vô hiệu thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Theo quy định tại Điều 185, Điều 186 Luật Sở hữu trí tuệ, tác giả và chủ Bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng được thực hiện như sau: Tác giả: Được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về giống cây trồng.
– Nhận thù lao theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 191 của Luật này.
Chủ Bằng bảo hộ: Chủ Bằng bảo hộ có quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng vào sản xuất hoặc nhân giống.
– Chế biến nhằm mục đích nhân giống;
– Chào hàng;
– Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác;
– Xuất khẩu;
– Nhập khẩu;
– Ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng;
Giống cây trồng được coi là có nguồn gốc chủ yếu từ giống được bảo hộ, nếu giống cây trồng đó vẫn giữ lại biểu hiện của các tính trạng thu được từ kiểu gen hoặc sự phối hợp các kiểu gen của giống được bảo hộ, trừ những tính trạng khác biệt là kết quả của sự tác động vào giống được bảo hộ;
Giống cây trồng không khác biệt rõ ràng với giống cây trồng đã được bảo hộ; S Giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng đã được bảo hộ đi Quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ theo những hạn chế của chủ Bằng bảo hộ. Theo quy định tại Điều 190 Luật Sở hữu trí tuệ, các hành vi sau đây không bị coi là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng đã được bảo hộ: Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại; Sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích thử nghiệm; Sử dụng giống cây trồng để tạo ra giống cây trồng khác, trừ trường hợp quy định tại Điều 187 của Luật này; Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng để tự nhân giống và gieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất của mình.
Quyền đối với giống cây trồng không được áp dụng đối với các hành vi liên quan đến vật liệu của giống cây trồng được bảo hộ do chủ Bằng bảo hộ hoặc người được chủ Bằng bảo hộ cho phép bán hoặc bằng cách khác đưa ra thị trường Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài, trừ các hành vi sau đây:
– Liên quan đến việc nhân tiếp giống cây trồng đó.
– Liên quan đến việc xuất khẩu các vật liệu của giống cây trồng có khả năng nhân giống vào những nước không bảo hộ các chi hoặc loài cây trồng đó, trừ trường hợp xuất khẩu vật liệu nhằm mục đích tiêu dùng. B Theo quy định tại Điều 191 Luật Sở hữu trí tuệ, thì chủ Bằng bảo hộ có các nghĩa vụ:
– Trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo thỏa thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì mức trả thù lao phải tuân theo quy định của pháp luật;
– Nộp lệ phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định.
– Lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng và duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo quy định.
Bằng bảo hộ bị đình chỉ khi chủ sở hữu Bằng bảo hộ vi phạm một trong các trường hợp sau:
+ Không thực hiện các nghĩa vụ trực tiếp duy trì hoặc ủy quyền cho người khác duy trì vật liệu nhân giống được bảo hộ và cung cấp vật liệu nhân đó theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để lưu giữ quỹ gen, làm mẫu chuẩn và gieo trồng để kiểm tra tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống được bảo hộ;
+ Không trả thù lao cho tác giả giống theo thỏa thuận hoặc trả thù lao cho tác giả giống dưới mức pháp luật quy định căn cứ trên khoản lợi mà chủ Bằng bảo hộ thu được trong mỗi năm khai thác giống cây trồng mới; hoặc trả cho tác giả giống thấp hơn tỷ lệ phần trăm tổng số tiền mà chủ sở hữu văn bằng nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do bán li xăng hoặc do được đền bù từ việc cấp li xăng không tự nguyện;
+ Không nộp lệ phí khi nộp hồ sơ yêu cầu thẩm định về hình thức và nội dung hồ sơ để cấp Bằng bảo hộ và không nộp lệ phí hàng năm kể từ năm được cấp bằng bảo hộ để duy trì hiệu lực của văn bằng;
+ Khi chuyển nhượng quyền sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng mới cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đã không được sự đồng ý hoặc không được sự cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bằng bảo hộ giống cây trồng mới bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:
– Giống cây trồng mới không còn duy trì được các đặc trưng, đặc tính vốn có của nó như tại thời điểm Bằng bảo hộ được cấp.
Chủ sở hữu Bằng bảo hộ có đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giống cây trồng mới hủy bỏ Bằng bảo hộ;
– Khi phát hiện chủ sở hữu Bằng bảo hộ không phải là đối tượng cấp Bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Về việc bảo hộ giống cây trồng, Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng, tại Điều 4 quy định trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng như sau:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng trên phạm vi cả nước, có trách nhiệm:
a) Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
b) Cấp mới, cấp lại, thu hồi, đình chỉ, hủy bỏ Bằng bảo hộ giống cây trồng;
c) Ban hành danh mục loài cây trồng được bảo hộ; quy phạm khảo nghiệm kỹ thuật giống cây trồng;
d) Quy định tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan bảo hộ giống cây trồng; chỉ định và quản lý hoạt động của tổ chức, cá nhân khảo nghiệm kỹ thuật;
đ) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
e) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc thực hiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
g) Hợp tác quốc tế về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
h) Quản lý hoạt động đại diện quyền đối với giống cây trồng; ghi nhận, xóa tên tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;
i) Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
k) Ban hành các biểu mẫu về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thu phí, lệ phí; quản lý và sử dụng phí, lệ phí về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý nhà nước về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. Điều 5 quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng: Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng; Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc thực hiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng; Chỉ đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thi hành các biện pháp quản lý nhà nước về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng tại địa phương.
Trình tự thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Điều 6 là đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng ngân sách nhà nước. Giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển toàn bộ bằng ngân sách nhà nước thì tổ chức trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng đó được Nhà nước giao quyền chủ sở hữu; là chủ đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng và được thực hiện quyền của chủ bằng bảo hộ quy định tại Điều 186 Luật Sở hữu trí tuệ.
Giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần từ ngân sách nhà nước thì tổ chức được Nhà nước giao sử dụng vốn trực tiếp tham gia chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng đó được giao quyền chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước và thực hiện quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ tương ứng với tỷ lệ góp vốn của Nhà nước.
– Thẩm quyền thẩm định tên giống cây trồng theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP N 1) Cơ quan bảo hộ giống cây trồng thẩm định sự phù hợp của tên giống cây trồng được đề xuất so với tên của các giống cây trồng cùng loài hoặc loài gần với loài của giống cây trồng đó đã được thừa nhận ở Việt Nam hoặc bất kỳ quốc gia nào có ký với Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
2) Trường hợp tên giống cây trồng đăng ký bảo hộ không phù hợp theo quy định, cơ quan bảo hộ giống cây trồng thông báo cho người nộp đơn thay đổi tên giống cây trồng theo quy định. Trong thời hạn ba mười (30) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan bảo hộ giống cây trồng, người nộp đơn phải đề xuất tên gọi mới của giống cây trồng phù hợp theo quy định. Quá thời hạn trên, người nộp đơn không đề xuất tên gọi mới phù hợp, cơ quan bảo hộ giống cây trồng có quyền từ chối đơn.
3) Trường hợp người nộp đơn muốn thay đổi tên giống cây trồng, trong thời gian từ khi nộp đơn đến trước khi cấp Bằng bảo hộ, người nộp đơn phải đề nghị đổi tên giống đồng thời đề xuất tên mới cho giống cây trồng đã đăng ký và nộp lệ phí theo quy định.
4) Cơ quan bảo hộ giống cây trồng có trách nhiệm thông báo mọi thông tin liên quan đến tên giống cây trồng tới cơ quan có thẩm quyền của quốc gia có ký thỏa thuận với Việt Nam về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
5) Tên chính thức của giống cây trồng là tên được thừa nhận tại thời điểm ban hành quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng.
Thẩm định tính mới của giống cây trồng theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP:
Thẩm định tính mới của giống cây trồng đăng ký bảo hộ gồm các nội dung sau:
– Thẩm định các thông tin trong tờ khai đăng ký bảo hộ;
– Xử lý các ý kiến phản hồi, khiếu nại (nếu có) về tính mới của giống cây trồng đăng ký bảo hộ sau khi đơn được công bố.
Giống cây trồng không mất tính mới trong trường hợp trước ngày nộp đơn một năm, chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền tiến hành chuyển giao vật liệu nhân của giống cây trồng đăng ký bảo hộ để khảo nghiệm, sản xuất thử tại Việt Nam nhằm mục đích công nhận giống cây trồng đó theo quy định. Sau khi giống cây trồng được thẩm định, đạt những tiêu chuẩn được bảo hộ thì việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP về cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng:
1) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng đối với giống cây trồng đăng ký bảo hộ đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 159, 161, 162 của Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 19, 20 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày ký, Quyết định cấp Bằng bảo hộ phải công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. N 2) Sau ba mươi (30) ngày, kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng, nếu không nhận được ý kiến phản đối hoặc khiếu nại bằng văn bản về việc cấp bằng, cơ quan bảo hộ giống cây trồng tiến hành cấp bằng bảo hộ giống cây trồng cho người nộp đơn và vào sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ.
3) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng, nếu cơ quan bảo hộ giống cây trồng nhận được ý kiến phản đối hoặc khiếu nại bằng văn bản về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng thì phải xử lý theo quy định tại Điều 184 của Luật Sở hữu trí tuệ.
4) Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ được cấp một (01) bản.
5) Người nộp đơn phải nộp các khoản phí và lệ phí cho việc cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định. Trường hợp Bằng bảo hộ bị rách, hỏng, mất hoặc đổi chủ sở hữu, chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng có quyền yêu cầu cấp lại hoặc đổi và phải trả phí theo quy định.
Sau khi giống cây trồng được cấp bằng bảo hộ thì quyền của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP: Các phương pháp tác động vào giống được bảo hộ (giống ban đầu) để tạo ra giống cây trồng mới có những tính trạng khác biệt với giống ban đầu theo quy định tại điểm 1 khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ gồm: chuyển gen, lại trở lại, chọn lọc biến dị tự nhiên hay nhân tạo hoặc biến dị soma, chọn lọc cá thể biến dị từ quần thể giống ban đầu. Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng có nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 191 của Luật Sở hữu trí tuệ trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo một trong các hình thức sau:
+ Theo thỏa thuận giữa chủ Bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng.
Trường hợp không thỏa thuận được, mức thù lao trả cho tác giả là 35% số tiền thu được ghi trên hợp đồng chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng sau khi nộp thuế theo quy định. Nếu chủ bằng bảo hộ sử dụng giống cây trồng được bảo hộ để sản xuất, kinh doanh thì phải trả cho tác giả 10% số tiền làm lợi mà chủ Bằng bảo hộ thu được, trừ trường hợp chủ Bằng bảo hộ là bên nhận chuyển nhượng.
+ Đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước, chủ Bằng bảo hộ trả thù lao cho tác giả theo quy chế nội bộ. Trường hợp không có quy định trong quy chế nội bộ, thì áp dụng như điểm b khoản 1 Điều này. Trong trường hợp giống cây trồng được tạo ra bởi đồng tác giả, mức thù lao quy định tại khoản 1 Điều này là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thỏa thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ bằng bảo hộ chi trả. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả giống cây trồng tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ ống cây trồng đó, trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ đã được chuyển nhượng.
+ Nộp lệ phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan bảo hộ giống cây trồng trong thời hạn ba (03) tháng sau ngày cấp Bằng bảo hộ đối với năm hiệu lực đầu tiên và tháng đầu tiên của năm hiệu lực tiếp theo đối với các năm sau.
+ Lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp thông tin, tài liệu và vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ theo yêu cầu của cơ quan bảo hộ giống cây trồng; duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo như các tính trạng mô tả tại thời điểm cấp bằng bảo hộ giống cây trồng.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Có bắt buộc phải Đăng ký bản quyền tác giả?
Kính gửi Luật Hoàng Phi: Tôi có sáng tạo ra 1 bản quyền kịch bản phim, tôi đang phân vân xem có nhất thiết phải đăng ký bản quyền tại Cục bản quyền thì bản quyền mới được bảo hộ, mong Luật Hoàng Phi giải đáp cho tôi vấn đề...
TM là ký hiệu viết tắt từ từ trademark (nhãn hiệu), TM là dấu hiệu để thông báo với bên thứ 3 liên quan đến việc sản phẩm này đã được đăng ký nhãn hiệu và đang trong quá trình chờ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn...
Các mốc thời gian gia hạn nhãn hiệu?
Gia hạn nhãn hiệu là cách gọi thực tế của một số người về gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, hay gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, là thủ tục pháp lý được chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện nhằm duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn...
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là?
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại khoản 2 Điều 148 này, trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ...
Cấp Lại Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu Trường Hợp Nào?
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp. Trong trường hợp bị hư hỏng, đánh mất phải làm thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như thế...
Xem thêm