Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Giáo viên bị trừ lương khi không dạy đủ tiết tiêu chuẩn?
  • Thứ năm, 14/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2119 Lượt xem

Giáo viên bị trừ lương khi không dạy đủ tiết tiêu chuẩn?

Căn cứ điều 12 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không dạy đủ số tiết hoặc khối lượng học tập trong chương trình giáo dục của một học phần hoặc môn học theo các mức phạt cụ thể.

Nghề giáo là một trong những nghề cao quý và luôn được xã hội đề cao. Nhằm đảm bảo cho việc thực hiện công tác giảng dạy đạt hiệu quả và đáp ứng chất lượng giáo dục đề ra. Vì vậy, việc pháp luật quy định những tiêu chuẩn số tiết dạy đối với từng cấp giáo viên là khá chặt chẽ. Liên quan đến vấn đề này, nhiều người băn khoăn và đặt câu hỏi Giáo viên bị trừ lương khi không dạy đủ tiết tiêu chuẩn?

Giáo viên bị trừ lương khi không dạy đủ tiết tiêu chuẩn?

Giáo viên là viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.

Căn cứ theo điều 12 luật viên chức quy định về quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương như sau:

“1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.”

Theo đó tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Căn cứ điều 12 Nghị định 04/2021/NĐ-CP về việc giáo viên sẽ bị xử phạt khi không dạy đủ số tiết như sau:

“ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không dạy đủ số tiết hoặc khối lượng học tập trong chương trình giáo dục của một học phần hoặc môn học theo các mức phạt sau:

a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm dưới 05 tiết;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm từ 05 tiết đến dưới 10 tiết;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 tiết đến dưới 15 tiết;

d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với vi phạm từ 15 tiết trở lên.”

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, việc giáo viên không dạy đủ tiền sẽ áp dụng hai hình thức xử phạt bao gồm cảnh cáo và phạt tiền, cụ thể như sau:

Áp dụng hình thức phạt cảnh cáo đối với vi phạm dưới 05 tiết.

Vi phạm từ 05 tiết đến dưới 10 tiết: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Vi phạm từ 10 tiết đến dưới 15 tiết: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 tiết đến dưới 15 tiết

Vi phạm từ 15 tiết trở lên: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với vi phạm từ 15 tiết trở lên.

Theo khoản 1 điều 28 Luật viên chức quy định như sau:

“ Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu một bên có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Khi đã chấp thuận thì các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan của hợp đồng làm việc. Trong thời gian tiến hành thoả thuận, các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Trường hợp không thoả thuận được thì các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng làm việc.”

Theo quy định trên thì việc thay đổi nội dung hợp đồng làm việc việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Do đó, việc thay đổi lương của giáo viên là thay đổi một nội dung của hợp đồng làm việc. Do đó, nhà trường cần thông báo cho giáo viên ít nhất 03 ngày làm việc.

Chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần có được tính là tiết dạy không?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT thì về định mức tiết dạy như sau:

Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:

” 1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;”

Tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn như sau:

” 1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.”

Đối với những giáo viên được phân công làm chủ nhiệm lớp, theo quy định được giảm 3 tiết/tuần trong tổng số tiết thực dạy các môn học theo chương trình tiểu học để thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.

Như vậy, những tiết chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động như sinh hoạt đầu buổi học, lao động là hoạt động của nhà trường và lớp học mà giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện theo nhiệm vụ và thời gian để làm những việc này được tính vào trong 3 tiết dạy được giảm/tuần, nên không được tính vào số tiết giảng dạy của giáo viên chủ nhiệm.

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Giáo viên bị trừ lương khi không dạy đủ tiết tiêu chuẩn? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Giáo viên bị trừ lương khi không dạy đủ tiết tiêu chuẩn bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi