Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Đóng bảo hiểm xã hội 3 tháng có rút được không?
  • Thứ năm, 24/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1505 Lượt xem

Đóng bảo hiểm xã hội 3 tháng có rút được không?

Đóng bảo hiểm xã hội 3 tháng có rút được không là câu hỏi mà bạn đọc quan tâm. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này của độc giả qua bài viết dưới đây.

Trong một số trường hợp nhất định người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong 3 tháng nhưng vì lí do cá nhân mà không thể tiếp tục tham gia. Khi ấy bạn đọc băn khoăn không biết Đóng bảo hiểm xã hội 3 tháng có rút được không?

Chúng tôi hiểu băn khoăn của độc giả và xin đưa ra nội dung giải đáp qua bài viết sau.

Các quyền lợi người lao động được hưởng khi nghỉ việc?

Thông thường sau khi người lao động nghỉ việc đúng luật sẽ được hưởng một số trường hợp quyền lợi như sau:

Thứ nhất: Về trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ theo quy định tại điều 17 Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ nếu người lao động sau khi nghỉ việc đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc bạn có thể làm hồ sơ gửi tới Trung tâm giới thiệu việc làm nơi cư trú để yêu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp .

Thứ hai: Về chế độ bảo hiểm xã hội:

Sau khi nghỉ việc, người lao động có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để cộng dồn. Việc cộng dồn thời gian nhằm mục đích khi có điều kiện tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc bảo hiểm xã hội tự nguyện đến khi hết tuổi lao động mà có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì người lao động sẽ được nhận lương hưu và thẻ bảo hiểm y tế khi về già.

Trường hợp sau khi nghỉ việc người lao động không có mong muốn tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà có có nhu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì sau một năm nghỉ việc người lao động cần liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú để làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

Thứ ba: Về chế độ trợ cấp thôi việc

Khoản trợ cấp này do đơn vị sử dụng lao động chi trả theo quy định của Bộ luật Lao động, không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Như vậy trường hợp khi người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 3 tháng thì theo quy định pháp luật là không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên người lao động vẫn được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Vậy khi Đóng bảo hiểm xã hội 3 tháng có rút được không là câu hỏi mà bạn đọc quan tâm.

Đóng bảo hiểm xã hội 3 tháng có rút được không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;”

Như vậy với trường hợp đóng tiền bảo hiểm 3 tháng, sau đó người lao động có mong muốn rút tiền bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật người lao động cần chờ thời gian sau 1 năm để đảm bảo thời gian rút bảo hiểm xã hội 1 lần.

Pháp luật cũng không quy định cụ thể về thời hạn rút bảo hiểm xã hội một lần sau khi đủ điều kiện hưởng. Tuy nhiên, việc nhận bảo hiểm xã hội một lần sẽ đem đến nhiều thiệt thòi cho người lao động, vì lợi ích trước mắt mà người lao động sẽ bỏ lỡ cơ hội được hưởng lương hưu để trang trải cuộc sống, cũng như được hưởng chế độ bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe khi về già.

Theo tính toán của cơ quan bảo hiểm xã hội, nếu cùng một thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì tổng lợi ích bằng tiền khi hưởng lương hưu hằng tháng sẽ cao hơn nhiều khi hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Do đó, cơ quan bảo hiểm xã hội khuyến khích người lao động nên bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Mức hưởng khi đóng bảo hiểm xã hội 3 tháng

– Đối với trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

 – Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Chỉ được rút BHXH một lần 50%?

Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, cơ quan soạn thảo đã đưa ra 02 phương án về mức hưởng của người lao động khi làm thủ tục rút BHXH một lần.

Phương án 1: Về cơ bản giữ nguyên như trước đây, vẫn cho phép người lao động được rút toàn bộ tiền BHXH sau 01 năm nghỉ việc và không tiếp tục tham gia BHXH.

Phương án 2: Người lao động chỉ được rút một phần, “tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi đủ tuổi nghỉ hưu.”

Ví dụ theo phương án 2 như sau: Người lao động có 10 năm tham gia BHXH (đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất), khi nghỉ việc, người lao động chỉ được rút BHXH một lần tối đa với số tiền đã đóng trong 05 năm (trong đó mỗi năm được tính là 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH).

Lý do của đề xuất này được cho là nhằm giảm tình trạng người lao động đổ xô đi rút BHXH một lần mà bỏ qua cơ hội nhận lương hưu khi về già.

Tuy nhiên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, bởi đa số người lao động cho rằng phương án này gây bất lợi cho họ trong trường hợp họ đang cần rút tiền BHXH để giải quyết nhu cầu cần thiết, nhưng số tiền được rút thấp hơn nhiều so với quy định hiện hành.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội 3 tháng có rút được không? Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, Công ty Luật Hoàng Phi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi