Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối xử lý như thế nào?
  • Thứ tư, 31/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 1104 Lượt xem

Đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối xử lý như thế nào?

Sau khi chủ sở hữu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, sau quá trình thẩm định đơn, có rất nhiều đơn đăng ký sẽ bị từ chối, vậy trường hợp này phải xử lý như thế nào?

Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ, trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối được chia ở 3 giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn chấp nhận hợp lệ đơn đăng ký nhãn hiệu (thẩm định hình thức đơn đăng ký)

Giai đoạn này (khoảng 1-3 tháng) sau khi đơn đăng ký được nộp, Cục sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định hình thức đơn đăng ký và đơn có thể bị ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hợp lệ khi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được nộp có thể bị 1 trong các vấn đề sau:

– Đơn không đảm bảo tính thống nhất: một đơn yêu cầu đăng ký hai hoặc nhiều nhãn hiệu.

– Đơn không đáp ứng quy định mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trong đơn.

– Mọi tài liệu của đơn không được trình bày.

– Tài liệu không lập theo mẫu bắt buộc sử dụng và/hoặc chưa điền đầy đủ thông tin vào vị trí thích hợp.

– Tài liệu gồm nhiều trang không được đánh số thứ tự và/hoặc không được đánh số bằng chữ số A Rập.

– Tài liệu không được đánh máy hoặc in bằng loại mực bền màu; tờ khai có dấu hiệu tẩy xoá, sửa chữa hoặc trình bày cẩu thả, không sạch sẽ.

– Thuật ngữ dùng trong đơn không phải thuật ngữ phổ thông. Các ký hiệu, đơn vị đo lường, quy tắc chính tả trong đơn không tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam.

– Đơn không đáp ứng đầy đủ về số lượng bản tài liệu, mẫu nhãn hiệu.

– Tờ khai và các tài liệu khác không đầy đủ thông tin bắt buộc và/hoặc không thống nhất, thiếu chính xác.

– Thiếu mô tả nhãn hiệu và/hoặc mô tả chưa đầy đủ đối với nhãn hiệu có thành phần chữ không phải ký tự Latinh.

– Mẫu nhãn hiệu không đáp ứng về kích thước, cách trình bày.

– Sản phẩm/dịch vụ nêu trong đơn chưa được phân nhóm, chưa được phân nhóm chính xác.

– Danh mục chưa đáp ứng yêu cầu (để làm căn cứ xác định phí/lệ phí/phân nhóm; sử dụng thuật ngữ địa phương…).

– Tài liệu trong đơn không có xác nhận sao y của cơ quan có thẩm quyền (nếu cần).

– Không có bản dịch tài liệu uỷ quyền, tài liệu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, các tài liệu bổ trợ khác trong trường hợp cần thiết.

– Bản dịch tiếng Việt của tài liệu đơn không phù hợp với bản gốc.

– Thiếu giấy uỷ quyền hoặc giấy uỷ quyền hết thời hạn hiệu lực.

– Giấy uỷ quyền không bao hàm nội dung công việc đang được tiến hành.

– Uỷ quyền không có bản gốc hoặc chỉ định bản gốc không đúng.

– Uỷ quyền không đáp ứng quy định về nội dung và hình thức theo quy định.

– Thiếu tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên.

– Thiếu tài liệu xác nhận quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác hoặc thoả thuận về quyền đăng ký trong trường hợp quyền đăng ký thuộc nhiều tổ chức, cá nhân.

– Thiếu tài liệu nhằm chứng minh tư cách người nộp đơn (nếu cần).

– Thiếu quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và/hoặc quy chế chưa đáp ứng yêu cầu về nội dung bắt buộc theo quy định.

– Thiếu tài liệu xác nhận việc cho phép đăng ký và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý và/hoặc tài liệu đó không đáp ứng yêu cầu theo quy định.

– Thiếu tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (địa danh, danh nhân, cờ, huy hiệu, biểu tượng…).

– Chưa nộp đủ phí/lệ phí.

– Tờ khai được làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt.

– Tờ khai không có đủ thông tin về người nộp đơn, về người đại diện, không có chữ ký và/hoặc con dấu của người nộp đơn hoặc người đại diện.

– Đơn thiếu danh mục hàng hóa, dịch vụ cụ thể.

– Có cơ sở để khẳng định người nộp đơn không có quyền đăng ký (chưa có đủ tài liệu để chứng minh quyền đăng ký hoặc tài liệu không thống nhất, không hợp lệ).

– Đơn được nộp trái với quy định (Người đại diện cho chủ đơn không có thẩm quyền hoặc không đáp ứng điều kiện để trở thành người nộp đơn thay mặt cho chủ đơn).

– Thiếu tài liệu chứng minh năng lực chứng nhận của chủ đơn (trường hợp đăng ký nhãn hiệu chứng nhận).

– Có cơ sở để khẳng định đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được Nhà nước bảo hộ theo quy định của Luật SHTT.

Trong trường hợp đơn đăng ký bị 1 trong các thiết xót trên, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hợp lệ đơn đăng ký và yêu cầu chủ đơn trong 1 tháng phải khắc phục/bổ sung các thiếu xót đã nêu trong thông báo dự định từ chối.

Trường hợp chủ đơn không có công văn trả lời Cục SHTT về việc bổ sung những yêu cầu từ Cục SHTT trong 1 tháng hoặc chủ đơn không thể bổ sung được các yêu cầu này, Cục SHTT sẽ chính thức ra quyết định từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu của chủ đơn.

Nguyên nhân đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối chấp nhận hợp lệ ở giai đoạn thẩm định hình thức

Trong quá trình tư vấn, đại diện cho khách hàng chúng tôi nhận thấy các lý do phổ biến sau dẫn đến đơn đăng ký bị từ chối chấp nhận hình thức bao gồm:

– Chủ đơn tự nộp đơn đăng ký và không sử dụng dịch vụ của tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ (Luật Hoàng Phi là tổ chức đại diện được Cục SHTT cấp giấy phép hoạt động) dẫn đến không biết soạn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu để đúng quy định của Luật SHTT.

– Chủ đơn không theo dõi được tình trang đơn đăng ký nhãn hiệu liên tục và không nhận được thông báo dự định từ chối từ Cục SHTT để có thể kịp thời bổ sung thông tin/tài liệu theo yêu cầu.

– Sử dụng dịch vụ từ 1 số công ty không phải là đại diện SHTT và tin tưởng giao cho họ nhưng đâu biết rằng, khi không có chức năng là đại diện SHTT, công ty này cũng không thể theo dõi tình trạng đơn đăng ký nhãn hiệu.

Cần làm gì khi nhãn hiệu bị thông báo dự định từ chối chấp nhận hợp lệ

Khi chủ đơn nhận được thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, không phải quá lo lắng, việc cần làm là xem trong thông báo Cục SHTT nêu lý do dự định từ chối là gì từ đó có phương án khắc phục cụ thể.

Chủ đơn cần khắc phục theo yêu cầu trong thông báo của Cục SHTT trong thời gian 1 tháng. Trường hợp gặp khó khăn, chủ đơn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đưa ra giải pháp.

Giải pháp khắc phục khi đơn đăng ký nhãn hiệu bị dự định từ chối chấp nhận hợp lệ

Để tránh trường hợp đơn bị từ chối trong giai đoạn chấp nhận hợp lệ ban đầu, chủ đơn cần lưu ý 1 số vấn đề sau đây:

– Tốt nhất nên sử dụng dịch vụ của các công ty có chức năng là đại diện SHTT (được Cục SHTT cấp phép) để tư vấn và đại diện đăng ký nhãn hiệu.

– Trường hợp tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có 2 vấn đề cần ĐẶC BIỆT lưu ý (i) tờ khai đăng ký nhãn hiệu cần phải khai cho đúng quy định (ii) nộp phí, lệ phí đăng ký đầy đủ.

– Địa chỉ chủ đơn cần chi tiết nhất có thể kèm theo số điện thoại để Cục SHTT có thể gửi thông báo đến và không bị thất lạc;

– Cần đặc biệt lưu ý khoảng thời gian từ 1-2 tháng sau khi đơn đăng ký được nộp xem mình đã nhận được quyết định chấp nhận đơn hợp lệ chưa, nếu chưa nhận được cần gọi điện vào Cục SHTT để kiểm tra tình trạng đơn đăng ký.

Giai đoạn thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Giai đoạn này là quan trọng nhất trong quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu để kết luận nhãn hiệu có khả năng đăng ký hay không trước khi được Cục SHTT ra thông báo nộp phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Nguyên nhân đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối trong giai đoạn thẩm định nội dung

Trong giai đoạn này, đơn đăng ký nhãn hiệu có thể bị từ chối bởi các lý do sau đây:

Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

– Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

– Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

– Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

– Nhãn hiệu là dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

– Nhãn hiệu là hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;

– Nhãn hiệu là dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;

– Nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

– Nhãn hiệu là dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

– Nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;

– Nhãn hiệu là dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

– Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;

– Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm.

– Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;

– Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

– Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa;

– Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;

– Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.

Giải pháp trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối trong giai đoạn thẩm định nội dung đơn

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, nguyên nhân đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối trong giai đoạn thẩm định nội dung có rất nhiều nguyên nhân và tùy vào từng lý do cụ thể chúng tôi sẽ đưa ra ý kiến tư vấn, khắc phục để có thể “Cứu” được đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng.

Ví dụ: Đơn đăng ký nhãn hiệu của quý khách có 2 nhóm nhưng 1 nhóm bị từ chối do tương tự với 1 nhãn hiệu khác (cùng nhóm), quý khách cần tiến hành thủ tục loại bỏ nhóm bị từ chối để Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký cho nhóm còn lại.

Giai đoạn nộp phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Trong giai đoạn này cũng có nhiều khách hàng bị từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do quá thời hạn nộp phí cấp văn bằng bảo hộ.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu là 1 khoảng thời gian rất dài (2-3 năm) so với các thủ tục hành chính khác dẫn đến chủ đơn không phải lúc nào cũng theo dõi được tình trạng đơn đăng ký nhãn hiệu của mình (trường hợp tự nộp đơn đăng ký), dẫn đến khi Cục SHTT gửi thông báo nộp phí cấp văn bằng bảo hộ, vì 1 lý do nào đó như chủ đơn đã thay đổi địa chỉ ban đầu so với lúc đăng ký hoặc địa chỉ chủ đơn không rõ ràng….dẫn đến không nhận được thông báo cấp văn bằng và không nộp phí đăng ký và đơn đăng ký bị từ chối.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu của quý khách bị từ chối trong giai đoạn này, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn về cách khắc phục để được cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Luật Hoàng Phi

Nếu bạn cảm thấy việc đăng ký nhãn hiệu quá phức tạp và mất thời gian, thì lúc này hãy sử dụng dịch vụ của các công ty chuyên sở hữu trí tuệ. Trong đó, Luật Hoàng Phi là một gợi ý bạn có thể cân nhắc. Luật Hoàng Phi với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực đăng ký thương hiệu, cùng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao chắc chắn sẽ đáp ứng được những yêu cầu mà bạn đưa ra.

Luật Hoàng Phi khắc phục khó khăn liên quan đến việc đăng ký bản quyền thương hiệu công ty cho quý khách hàng. Ngoài việc tư vấn đăng ký bản quyền thương hiệu cho công ty ở đâu, Luật Hoàng Phi còn tư vấn, hỗ trợ những vấn đề sau đây:

– Tư vấn cho quý khách hàng những kiến thức pháp lý và thực tiễn cần thiết liên quan đến quá trình đăng ký bản quyền thương hiệu;

– Thực hiện thiết kế nhãn hiệu cho khách hàng. Quý khách hàng chỉ cần đưa ra ý tưởng về logo mình định đăng ký, còn các công đoạn khác như: thiết kế, tạo hình, phối màu, phông chữ, đường nét… sẽ do các chuyên viên thiết kế tại Luật Hoàng Phi triển khai.

– Soạn, ký, hoàn tất hồ sơ và thực hiện thủ tục xin cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu cho công ty. Quý khách hàng chỉ cần cung cấp văn bản ủy quyền cho công ty Luật Hoàng Phi kèm theo cung cấp các giấy tờ liên quan như Giấy chứng minh nhân dân/Giấy đăng ký kinh doanh. Kết quả khách hàng nhận được sẽ là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Văn bằng bảo hộ) do Cục sở hữu trí tuệ cấp.

– Tư vấn các vấn đề sau đăng ký thương hiệu trong đó bao gồm cả chiến lược phát triển thương hiệu và các thủ tục gia hạn Văn bằng bảo hộ thương hiệu cho Quý khách hàng để khách hàng được sử dụng nhãn hiệu vĩnh viễn.

Luật Hoàng Phi sẽ giúp quá trình thẩm định thương hiệu diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả các công việc do Cục Sở hữu trí tuệ và Quý Khách hàng yêu cầu. Từ soạn hồ sơ, nộp Đơn đăng ký bản quyền và trả lời các công văn, thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ.

Liên hệ yêu cầu Dịch vụ:  Vui lòng gọi: 04.6285 2839; 04.39954438;

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686

Liên hệ ngoài giờ Hành chính:  Vui lòng gọi: 0981.378.999             Email: lienhe@luathoangphi.vn

Văn phòng Hà Nội: Phòng 301, Tòa nhà F4, Số 112 Phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

Văn phòng Hồ Chí Minh: Phòng 16.12 Tầng 12, Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi