Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Điều trị tai nạn lao động quá lâu có bị chấm dứt hợp đồng lao động không?
  • Thứ hai, 18/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3688 Lượt xem

Điều trị tai nạn lao động quá lâu có bị chấm dứt hợp đồng lao động không?

Tôi hiện đang nằm viện được 5 tháng do tai nạn lao động, tôi lo sợ công ty sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với tôi, vậy tôi muốn hỏi trong trường hợp này công ty có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với tôi hay không?

 

Câu hỏi:

Xin chào tổng đài tư vấn Luật Hoàng Phi, tôi tên là Nguyễn Văn Phúc, hiện đang làm kỹ sư cho một công ty. Tôi ký hợp đồng với công ty thời hạn là 3 năm. Tôi bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về, được công ty xác định bị tai nạn lao động suy giảm 35%. Tôi phải nằm viện đã 5 tháng nay do bị gẫy chân, gẫy xương sườn và một số vết thương khác cũng khá nặng. Tôi lo sợ mình sẽ bị chấm dứt hợp đồng vì nằm viện quá lâu, vậy tôi muốn hỏi công ty có được chấm dứt hợp đồng với tôi trong trường hợp này hay không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi, với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Điều trị tai nạn lao động quá lâu có bị chấm dứt hợp đồng lao động không?

Điều trị tai nạn lao động quá lâu có bị chấm dứt hợp đồng lao động không?

Theo như bạn trình bày, bạn bị tai nạn lao động và phải nằm viện điều trị thời gian khá là dài, bạn lo sợ công ty sẽ chấm dứt hợp đồng với bạn, tuy nhiên, việc chấm dứt hợp đồng lao động cũng phải đạt những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật, theo đó thì có những trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động được quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 như sau:

Điều 39. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này.

2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.

4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, theo quy định tại Khoản 1, điều 39, Bộ luật lao động năm 2019 thì khi người lao động bị tai nạn lao động đang điều trị theo quyết định của cơ sở khám bệnh thì người sử dụng lao động không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động để bảo đảm việc làm cho người lao động, thực hiện nguyên tắc bảo vệ người lao động. Tuy nhiên trường hợp này có ngoại lệ tại điểm b, khoản 1, điều 38 như sau:

“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;”

Như vậy, có trường hợp ngoại lệ đó là khi bạn điều trị tai nạn lao động quá lâu, không đáp ứng được nhu cầu cần lao động của người sử dụng lao động, gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động sẽ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Với trường hợp của bạn, bạn ký hợp đồng lao động xác định thời hạn là 3 năm, khi đó, nếu bạn điều trị 6 tháng liên tục đối với hợp đồng xác định thời hạn, người sử dụng lao động sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn. Bạn đã điều trị được 5 tháng, nếu điều trị thêm mà vẫn chưa bình phục thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn. Tuy nhiên, bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động khi sức khỏe bạn bình phục sẽ làm công việc khác, tiếp tục giao kết hợp đồng.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT  MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (2 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi