Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 771 Lượt xem

Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Quy định về Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Điều 152 Bộ luật lao động quy định về Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:

1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. 

2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Bình luận về Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam 

Việc tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam là sự bổ sung cần thiết cho lực lượng lao động, tạo nên sự trao đổi về lao động giữa nước ta và các nước trên thế giới, tận dụng được những lao động có chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề vững và trình độ ngoại ngữ đáp ứng các yêu cầu hội nhập của nước ta.

Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức khi lực lượng lao động nước ngoài vào làm việc sẽ tạo ra sự cạnh tranh vị trí, công việc, làm giảm tỷ lệ và cơ hội việc làm của lao động trong nước. Vì vậy, để tương thích với các quy định của pháp luật quốc tế, đồng thời bảo hộ quyền làm việc của công dân, Điều 152 Bộ luật đã quy định các điều kiện để tuyển dụng lao động, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo đó: 

1. Việc tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam chỉ được phép đối với vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. 

2. Trước khi tuyển dụng thì doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

3. Đối với nhà thầu muốn tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đây là điểm mới của BLLĐ năm 2019, góp phần tăng cường quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam để thực hiện các gói thầu hoặc dự án của nhà thầu nước ngoài đã trúng thầu tại Việt Nam, tránh trường hợp các nhà thầu đưa số lượng lớn lao động nước ngoài vào làm “chui” không có giấy phép lao động hoặc làm các công việc giản đơn chưa qua đào tạo ở các công trường xây dựng, giao thông, khai khoáng. 

Theo quy định của pháp luật thì lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thông qua 11 hình thức sau:

1) Thực hiện hợp đồng lao động;

2) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

3) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

4) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

5) Chào bán dịch vụ;

6) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

7) Tình nguyện viên;

8) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

9) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

10) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;

11) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi