Trang chủ Biểu Mẫu Điều kiện thành lập Công ty con Công ty cổ phần là gì?
  • Thứ sáu, 10/11/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 2390 Lượt xem

Điều kiện thành lập Công ty con Công ty cổ phần là gì?

Bản chất công ty con là “công ty” nên các điều kiện thành lập vừa cần theo quy định chung khi thành lập công ty vừa có những điểm khác biệt. Những điểm khác biệt ấy là gì? Tham khảo nội dung bài viết sau đây.

Công ty sau khi đã trở nên lớn mạnh về tài chính và nhân sự, sẽ mong muốn được phát triển mạnh mẽ hơn trên nhiều lĩnh vực hơn nữa và trên nhiều địa điểm hơn nữa. Chính lẽ đó mà những công ty Cổ phần lớn hiện nay như VinGroup, FLC, Hòa phát….lại thành lập nên rất nhiều các công ty con để phát triển rộng khắp và đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mới. Vậy điều kiện thành lập Công ty con Công ty cổ phần là gì? Cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Điều kiện thành lập Công ty con Công ty cổ phần

Thế nào là Công ty mẹ, Công ty con?

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về một công ty trở thành công ty mẹ của một công ty khác trong trường hợp sau đây:

+ Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

+ Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

+ Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Hiện nay, chưa có quy định pháp luật giải thích khái niệm công ty con mà chỉ có quy định về mối quan hệ giữa công ty mẹ, công ty con. Tuy nhiên, có thể hiểu công ty con vẫn là “công ty” nên mang đầy đủ các đặc điểm của các loại hình công ty đăng ký như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Khác với các công ty riêng lẻ, điểm khác biệt của công ty con nằm ở mối quan hệ giữa bản thân nó và công ty mẹ. Về mặt bản chất, công ty con và công ty mẹ hai thực thể pháp lý độc lập, có sản nghiệp riêng, tuy nhiên công ty mẹ chi phối đối với các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty con thông qua một số hình thức như quyền bỏ phiếu chi phối đối với các quyết định của công ty con, quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm HĐQT, ban lãnh đạo hoặc quyền tham gia quản lý, điều hành.

Đặc điểm của công ty con

Dưới đây là một số đặc điểm chung có thể áp dụng cho công ty con:

– Quy mô: Công ty con có thể thuộc một tập đoàn lớn hoặc là một phân nhánh của một công ty mẹ. Quy mô của công ty con thường nhỏ hơn so với công ty mẹ và có thể hoạt động trong một ngành hoặc lĩnh vực cụ thể.

– Ngành hoạt động: Công ty con có thể hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như công nghệ thông tin, sản xuất, dịch vụ tài chính, bất động sản, thực phẩm và đồ uống, y tế, vận tải, và nhiều ngành nghề khác.

– Sự độc lập: Một công ty con có sự độc lập phần lớn trong hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm quyết định về chiến lược, tài chính, quản lý nhân sự và hoạt động hàng ngày.

– Tên gọi và thương hiệu: Công ty con thường có tên riêng và thường có liên kết với thương hiệu hoặc danh tiếng của công ty mẹ.

– Quan hệ với công ty mẹ: Công ty con có thể nhận được hỗ trợ tài chính, hỗ trợ quản lý, chia sẻ nguồn lực và cung cấp dịch vụ từ công ty mẹ. Tuy nhiên, mức độ quan hệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào chiến lược của công ty mẹ và công ty con.

– Mục tiêu và chiến lược: Công ty con có thể có mục tiêu và chiến lược riêng, như phát triển thị trường mới, đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô kinh doanh, hoặc tối ưu hóa hiệu suất hoạt động.

– Văn hóa tổ chức: Công ty con có thể có văn hóa tổ chức riêng, bao gồm giá trị, niềm tin, quy tắc, cách làm.

Điều kiện thành lập công ty con Công ty Cổ phần

– Điều kiện về chủ thể:

Về người có quyền thành lập công ty, chủ thể có quyền thành lập công ty con là các tổ chức cá nhân không thuộc các trường hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014.

Về chủ thể tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp là bản thân cá nhân, tổ chức thành lập hoặc người được cá nhân, tổ chức thành lập ủy quyền.

– Điều kiện về vốn:

Việc góp vốn thành lập công ty con vẫn tuân thủ các quy định chung theo pháp luật doanh nghiệp, trường hợp ngành nghề yêu cầu vốn pháp định vốn điều lệ đăng ký phải tối thiểu bằng vốn điều lệ.

Ngoài ra trong cơ cấu vốn, cần lưu ý: nếu công ty mẹ không thuộc trường hợp chi phối công ty con theo điểm b, c khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014 thì trong vốn điều lệ, vốn góp công ty mẹ phải chiếm từ 51% trở lên

– Điều kiện về hồ sơ thành lập:

Hồ sơ thành lập công ty con gồm các thành phần sau:

+ Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty con;

+ Quyết định thành lập công ty con của công ty mẹ;

+ Biên bản thành lập công ty con của công ty mẹ;

+ Thông báo thành lập công ty con của công ty mẹ;

+ Dự thảo điều lệ công ty;

+ Danh sách thành viên;

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên là cá nhân; bản sao giấy tờ chứng minh tư cách tổ chức, giấy tờ chứng minh nhân thân của người đại diện của tổ chức với trường hợp thành viên là tổ chức;

+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;

+ Chứng chỉ hành nghề của thành viên công ty và cá nhân.

Hồ sơ cần có đầy đủ các giấy tờ trên và đủ các đầu mục hồ sơ, nội dung là chính xác và không trái pháp luật, nếu vi phạm ,chắc chắn quý khách sẽ bị Sở kế hoạch trả lại hồ sơ và từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Điều kiện thành lập Công ty con Công ty cổ phần

Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ thành lập công ty con Công ty Cổ phần

Không chỉ thắc mắc về điều kiện thành lập công ty con công ty cổ phần, trên thực tế các nhà đầu tư không có chuyên môn, kinh nghiệm nên còn nhiều thắc mắc khác khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hay không thể tự mình đăng ký thành lập.

Để khắc phục những khó khăn và đem đến hiệu quả cao nhất, cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký thành lập công ty con có thể sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi.

Công Ty Luật Hoàng Phi mang đến cho khách hàng dịch vụ đăng ký thành lập Công ty Cổ phần trọn gói với mức phí hợp lý nhất. Khi sử dụng dịch vụ, Quý khách sẽ được :

– Tư vấn khái quát các vấn đề về thành lập công ty, báo giá dịch vụ cũng như đưa cho khách hàng các biểu mẫu tham khảo

– Tư vấn soạn thảo hoặc trực tiếp soạn thảo hồ sơ đăng ký đầy đủ và chính xác nhất cho khách hàng

–  Nộp hồ sơ ngay khi hoàn thành, giúp tiết kiệm tối đa thời gian cho khách hàng

–  Trực tiếp làm việc với cơ quan hành chính Nhà nước khi nộp hồ sơ

–  Nhận kết quả và trao tận tay kết quả đăng ký kinh doanh đến khách hàng cùng con dấu công ty

– Tư vấn sau khi thành lập, cung cấp các dịch vụ khác như hóa đơn điện tử, chữ ký số, kê khai thuế….

Khách hàng muốn biết thêm bất kỳ thông tin nào về điều kiện thành lập công ty con Công ty Cổ phần hãy liên hệ cho chúng tôi theo các hình thức dưới đây:

– Yêu cầu dịch vụ: 0981.393.686 – 0981.393.868

– Yêu cầu dịch vụ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

Xin chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi