Điều kiện để di chúc miệng hợp pháp theo quy định mới nhất
Di chúc miệng chưa được công chứng, chứng thực thì có hợp pháp không? Điều kiện để di chúc miệng có hiệu lực được quy định như thế nào?
Câu hỏi:
Kính gửi Công ty Luật Hoàng Phi, tôi muốn được Luật sư của Công ty tư vấn giúp tôi trường hợp như sau: Năm 2012 ông nội tôi mất. Trước khi ông nội mất có chỉ định bố tôi là người hưởng thừa kế, có 2 người làm chứng ghi chép lại. Ông nội tôi có điểm chỉ và hai người làm chứng ký tên. Di chúc này hiện đang do bác tôi giữ và chưa được công chứng, chứng thực. Bố tôi vẫn sống trên ngôi nhà của ông nội để lại từ năm 2012 đến nay. Hiện tại bác, chúc, cô tôi kiện đòi phân chia di sản. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi di chúc của ông tôi để lại có hợp pháp không? Anh chị em của bố tôi có quyền yêu cầu phân chia tài sản này không? Xin cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn, về câu hỏi điều kiện để di chúc miệng hợp pháp như thế nào Luật sư chúng tôi trả lời như sau:
Thứ nhất: Căn cứ hợp pháp của di chúc miệng
Trong trường của bạn, di chúc của bạn được xác định là di chúc miệng. Tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về di chúc miệng như sau:
“ 1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ”.
Và tại khoản 5 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định về tính hợp pháp của di chúc miệng như sau: “5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.”
Như vậy, trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Tuy nhiên, để di chúc miệng được hợp pháp thì người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp của bạn di chúc miệng này không được công chứng, chứng thực trong thời hạn năm kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng. Vì vậy, di chúc miệng trong trường hợp của bạn là vô hiệu.
Thứ hai: Căn cứ vào quy định của pháp luật thì đối với trường hợp di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ được chia thừa kế theo quy định pháp luật (được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 675 Bộ luật dân sự năm 2005).
Tại Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về những người được hưởng thừa kế theo pháp luật như sau:
“ 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Như vậy, căn cứ vào quy định của pháp luật, thì trường hợp di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
Kết luận: Căn cứ vào quy định của pháp luật cũng như căn cứ vào tình huống của bạn thì di chúc của ông nội bạn để lại là không hợp pháp. Vì vậy, di sản sẽ được chia theo pháp luật, những người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật có quyền khởi kiện chia thừa kế. Cho nên, anh chị em của bố bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật nên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án chia thừa kế.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội bằng chứng minh nhân dân
Việc tham gia bảo hiểm xã hội nhằm ổn định cuộc sống của người lao động, trợ giúp họ khi gặp khó khăn, đặc biệt là chế độ hưu trí sẽ giúp cho người lao động hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao...
Di chúc không có người làm chứng có hiệu lực không?
Xin hỏi luật sư di chúc được lập khi không có người làm chứng đồng thời cũng không công chứng chứng thực thì có hợp pháp...
Đối tượng nào không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất?
Những đối tượng nào không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo Luật đất đai...
Trường hợp nào thí sinh bị trừ điểm, hủy kết quả tốt nghiệp THPT 2021?
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 sẽ diễn ra trong hai đợt. Đợt 1 vào ngày 7/7/2021 và 8/7/2021. Thí sinh thuộc diện F0, F1, F2 hoặc trong vùng cách ly, phong tỏa sẽ dự thi đợt 2 với lịch cụ thể được Bộ GD&ĐT thông báo sau, căn cứ vào tình hình dịch và đề xuất của các địa...
Quyền và nghĩa vụ của người lao động theo Bộ luật lao động 2024
Các quyền và nghĩa vụ nêu tại điều 5 BLLĐ này mang tính khuôn mẫu để các bên của quan hệ lao động cụ thể hoá trong mối quan hệ cụ thể của...
Xem thêm