Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tự bảo vệ quyền dân sự
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1839 Lượt xem

Tự bảo vệ quyền dân sự

Việc tự bảo vệ quyền dân sự phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền dân sự đó và không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

Tự bảo vệ quyền dân sự là gì?

Tự bảo vệ quyền dân sự là việc cá nhân, pháp nhận tự bảo vệ các quyền dân sự của  mình bằng các biện pháp, hành vi cụ thể phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền dân sự đó và không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 Bộ luật dân sự.

Phân tích Tự bảo vệ quyền dân sự

Việc tự bảo vệ quyền dân sự phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền dân sự đó và không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.

Đây là nội dung mới, lần đầu được quy định trong BLDS năm 2015. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì ca: thể có quyền dân sự bị xâm phạm có thể sử dụng các biện pháp để tự bảo vệ các quyền dân sự của mình theo quy định của pháp luật dân sự như: tự bảo vệ, ngăn cản, truy tìm, đòi lại tài sản, thực hiện các biện pháp tác động…

Khi thực hiện biện pháp tự bảo vệ, yêu cầu cơ bản là: không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của BLDS năm 2015. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện biện pháp tự bảo vệ phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền dân sự đó. Nghĩa là, việc tự bảo vệ phải tương xứng với tính chất, mức độ của việc xâm phạm.

Nếu thực hiện biện pháp tự bảo vệ không phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm, sẽ bị coi là vượt quá giới hạn thực hiện quyền dân sự. Khi đó, người thực hiện biện pháp tự bảo vệ sẽ không được pháp luật dân sự công nhận và bảo vệ.

Khi chủ thể quyền dân sự không thể thực hiện biện pháp tự bảo vệ quyền dân sự bị xâm phạm, thì người có quyền dân sự bị xâm phạm có thể thực hiện các phương thức bảo vệ quyền dân sự như quy định tại Điều 11 BLDS năm 2015: yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi  bị xâm phạm (còn được gọi là quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 4 Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi