• Thứ ba, 22/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2468 Lượt xem

Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội

Quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội thể hiện cho tính chất của bảo hiểm xã hội, là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Tham gia bảo hiểm xã hội là một trong những quyền lợi quan trọng của người lao động, đặt biệt là đối với lao động nữ. Những khoản trợ cấp sinh sản là một trong những trợ cấp được quan tâm hàng đầu hiện nay.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích làm rõ một số nội dung liên quan đến vấn đề: Phân tích Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội.

Phân tích Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội

Nội dung của Điều 30 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận con nuôi.

Trường hợp sinh con những chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”

Việc phân tích quy định pháp luật có thể thực hiện dưới những góc độ khác nhau, Quý độc giả có thể tham khảo Phân tích Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội dưới đây:

Điều 38 quy định về trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

– Về đối tượng áp dụng:

+ Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi dưới 06 tháng tuổi.

Kết hợp với quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội, cần lưu ý:

Trong trường hợp thông thường, các đối tượng này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Trong trường hợp lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

+ Lao động nam là cha trong trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, phạm vi lao động nam được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con được mở rộng hơn, cụ thể theo khoản 2 Điều 9:

” 2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

c) Trường hợp người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện quy định tại điểm a khoản này thì người cha được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con theo Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội.

d) Việc xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với người lao động nam, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

– Về mức trợ cấp:

Trợ cấp một lần cho mỗi con = 2 x Mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận con nuôi.

Mức lương cơ sở từ ngày 1 tháng 7 năm 2023 là 1.800.000 đồng

Nhìn chung, quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội thể hiện cho tính chất của bảo hiểm xã hội, là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Song việc chỉ quy định chế độ thai sản cho lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nói chung và chế độ trợ cấp một lần tại điều 38 – mục 2 Chương III còn có phần hạn chế vì chưa đảm bảo cho đối tượng người lao động cũng tham gia bảo hiểm xã hội nhưng là bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Các bước thực hiện hưởng trợ cấp thai sản một lần

Bước 1: Lập hồ sơ

– Đối với người hưởng:

+ Với trường hợp người lao động đang đóng Bảo hiểm xã hội: Lập hồ sơ theo quy định tại mục Thành phần hồ sơ; nộp cho đơn vị sử dụng lao động trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

+ Trường hợp người sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi trong thời gian bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội do đã thôi việc, phục viên, xuất ngũ trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi: Lập hồ sơ theo quy định tại mục thành phần hồ sơ; nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.

– Đối với đơn vị sử dụng lao động:

Tiếp nhận hồ sơ từ người lao động, lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu 01B-HSB) trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bảo hiểm xã hội có thẩm quyền

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết.

Phương thức thực hiện nhận trợ cấp thai sản một lần

Thứ nhất: Nộp trực tiếp

– Nhận hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định.

– Nhận hồ sơ từ người hưởng: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

– Nộp hồ sơ:

+ Người hưởng theo quy định tại điểm 1a mục Trình tự thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị sử dụng lao động.

+ Người hưởng theo quy định tại điểm 1b mục Trình tự thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp.

+ Đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội.

– Nhận kết quả:

+ Đơn vị sử dụng lao động: Trực tiếp nhận Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, … tại cơ quan Bảo hiểm xã hội hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích, giao dịch điện tử…

+ Người hưởng nhận tiền trợ cấp bằng một trong các hình thức sau đây: Thông uqa tài khoản cá nhân; trực tiếp nhận tại cơ quan bảo hiểm xã hội và trong trường hợp thôi việc trước khi sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi mà không có tài khoản cá nhân …

Thứ hai: Thông qua dịch vụ bưu chính

– Nhận hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan Bảo hiểm xa xã hội nhận đủ hồ sở theo đúng quy định của pháp luật.

– Nhận hồ sơ từ người hưởng: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

 – Nộp hồ sơ:

+ Người hưởng theo quy định tại điểm 1a mục trình tự thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị sử dụng lao động.

+ Người hưởng theo quy định tại điểm 1b mục trình tự thực hiện nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

+ Đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội bằng dịch vụ bưu chính công ích.

– Nhận kết quả:

+ Đơn vị sử dụng lao động: Tực tiếp nhận danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích, giao dịch điện tử …

– Người hưởng nhận tiền trợ cấp bằng một trong các hình thức sau:

+ Thông qua tài khoản cá nhân.

+ Trực tiếp nhận tại cơ quan Bảo hiểm xã hội trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị mà đơn vị đã chuyển lại kinh phí.

+ Thông qua đơn vị sử dụng lao động trường hợp người hưởng là người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội.

+ Trường hợp ủy quyền cho người khác nhận thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục ủy quyền nhận thay các ché độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp hoặc bản chính hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Phân tích Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi hướng dẫn quý bạn đọc quy trình thực hiện nhận trợ cấp thai sản một lần chi tiết.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi