Dịch vụ đào tạo có chịu thuế Giá trị gia tăng không?
Thông tư 219/2013/TT – BTC có quy định về thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 4 của thông tư không được khấu trừ, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.
Việt Nam là một trong số những quốc gia mà người dân rất quan tâm đến tương lai giáo dục của con em nên sẵn sàng đầu tư cho nền tảng giáo dục và đào tạo. Dịch vụ đào tạo không là một khái niệm quá mới mẻ, đây là hoạt động có tổ chức, diễn ra trong những khoảng thời gian xác định với mục đích giúp lao động nắm rõ hơn nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng tại vị trí công việc hiện tại.
Đồng thời, đào tạo bổ sung những kỹ năng, kiến thức thiếu hụt để kết quả công việc nhận được kết quả tốt nhất. Vậy, dịch vụ đào tạo có chịu thuế giá trị gia tăng không? Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Để trả lời câu hỏi này, cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi.
Thuế giá trị gia tăng là gì?
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính toán dựa trên phần giá trị tăng thêm của dịch vụ, hàng hóa phát sinh trong từng giai đoạn của toàn bộ quá trình bắt đầu từ sản xuất sang lưu thông và đến tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ đó
Các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng?
Để trả lời câu hỏi Dịch vụ đào tạo có chịu thuế Giá trị gia tăng không? cần căn cứ vào Điều 5, Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 và Điều 4 – Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng. Tại Luật thuế giá trị gia tăng, khoản 13 Điều 5 quy định: “Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật” là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng”.
Ngoài ra, tại khoản 13 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC có hướng dẫn về hoạt động dạy học, dạy nghề là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:
– Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
– Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.
– Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
Đồng thời, cũng tại Thông tư 219/2013/TT – BTC có quy định về thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 4 của thông tư không được khấu trừ, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như:
– Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh đó mua vào để sản xuất kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ.
– Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hoặc ngày sản xuất đầu tiên được khấu trừ toàn bộ.
Kết luận: Dịch vụ đào tạo không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và không được khấu trừ thuế đầu vào theo các căn cứ pháp lý trên đây.
Với những thông tin trên đây chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào trả lời được câu hỏi Dịch vụ đào tạo có chịu thuế giá trị gia tăng không? Trong quá trình tìm hiểu vấn đề này, có bất cứ vướng mắc nào Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Chúng tôi hân hạnh được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách hàng trong những vấn đề pháp lý.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh....
Điều kiện giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc 2024?
Không phải đối tượng nào cũng có thể đăng ký là người phụ thuộc cho người nộp thuế mà phải đáp ứng được các được các điều kiện cụ thể theo quy định của pháp...
So sánh cá nhân cư trú và không cư trú
Về cơ bản, cả cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú đều là các đối tượng phải chịu thuế Thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Thuế Thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành khi có phát sinh thu nhập chịu thuế tại Việt...
Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp căn cứ vào đâu?
Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, nhà nước cần có những khoản thu và đóng góp về vật chất của cá nhân, tổ chức để thục hiện các công việc chi tiêu mang tính chất cộng đồng, xã hội....
Xem thêm